17 yếu tố cần biết về phong thủy văn phòng

27/02/2018 ,09:28
- "Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn cần hiểu rằng phong thủy cổ điển không đơn giản là mua vật phẩm phong thủy đặt trên bàn làm việc là hóa giải được điều xấu" - đó là ý kiến của PTS Lâm Minh Trung khi nói về phong thủy văn phòng.

 

Ảnh: everyday
Phong thủy đóng một vai trò khá quan trọng trong kiến trúc nhà ở cũng như nơi làm việc - Ảnh: everyday

"Đối với người Á Đông nói chung và người Việt nói riêng, phong thủy đóng một vai trò khá quan trọng trong kiến trúc nhà ở cũng như nơi làm việc. Tuy nhiên, không ít người thiếu kiến thức về thực hành phong thủy vẫn tin rằng sơn tường màu này, treo một chiếc chuông gió ở kia, hoặc đặt một bể cá ở đây sẽ đem lại may mắn một cách kỳ diệu. Đó là những quan niệm sai lạc với phong thủy cổ điển và sẽ chẳng mang lại tác dụng gì" - PTS Lâm Minh Trung cho biết.

PTS Lâm Minh Trung - Ảnh tư liệu

* Vậy còn phong thủy văn phòng làm việc thì sao

- PTS Lâm Minh Trung: Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, bạn cần hiểu rằng phong thủy cổ điển không đơn giản là mua vật phẩm phong thủy đặt trên bàn làm việc là hóa giải được điều xấu. Kiến thức phong thủy cổ điển, nếu biết tận dụng tốt sẽ góp phần đem lại cho công ty điều kiện thuận lợi để phát triển.

* Vị trí tòa nhà đóng vai trò như thế nào trong phong thủy văn phòng

- Dù là nhà riêng hay văn phòng, vị trí của tòa nhà luôn có một tác động đáng kể đến phong thủy nói chung. Vì vậy, khi một công ty thay đổi địa điểm thì cũng kéo theo nhiều sự thay đổi khác. Mỗi khu đất đều có một ngun năng lượng riêng - trong phong thủy gọi là Khí - có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến cả tòa nhà.

Phong thủy nội thất luôn bị chi phối bởi môi trường xung quanh. Nói cách khác, ngay cả khi bạn sắp đặt phòng ốc, bàn ghế một cách tối ưu tuân theo mọi quy luật phong thủy, thì với vị thế xấu, kết quả đạt được chỉ còn là trung bình. Nói ngắn gọn, vị thế của tòa nhà chính là nền tảng cơ bản. 

Vị thế của tòa nhà có thể ảnh hưởng đến không khí làm việc trong công ty. Ví dụ, nếu mặt lưng của tòa nhà quá “động”, hay bị góc nhọn của một tòa nhà ngang tầm hoặc lớn hơn “đâm” vào, gần như công ty hay gặp mâu thuẫn nội bộ, hoặc nhân viên thường xuyên nghỉ việc.

Ảnh: bdcnetwork
Ản: bdcnetwork


* Như vậy, vị trí tòa nhà công ty cần được quan sát như thế nào

- Doanh nghiệp có thể chú ý đến 8 yếu tố sau:

1. Khu vực xung quanh tòa nhà: phải phát triển đng đều (ví dụ tòa cao ốc thì xung quanh cũng là cao ốc, biệt thự thì xung quanh là biệt thự).

2. Mặt tiền rộng và thoáng: có một khoảng sân hoặc không gian mở trước cửa chính hoặc cửa ra vào ở mặt trước tòa nhà.

3. Hướng: tức mặt tiền của tòa nhà phải có tính “động” (có sân dốc xuống đường, cửa ra vào, ánh sáng, âm thanh, h nước…).

4. Tọa: tức mặt lưng của tòa nhà phải “tĩnh” (yên lặng, vắng vẻ, có tòa nhà cao chắn phía sau, ít ánh sáng hơn…).

5. Cánh trái và phải: có tác dụng bảo vệ tòa nhà (đặc biệt là chắn gió lớn – một đặc điểm xấu làm phân tán Khí tập trung của tòa nhà). Các tòa nhà hai bên có thể thực hiện chức năng này, nhưng nếu là kết cấu tự nhiên (đi núi) thì tốt hơn.

6. Cửa chính: cửa phải rộng và nếu không đặt ở mặt tiền tòa nhà thì phải đặt ở những vị trí có tính dương (khu vực đông người qua lại, nhiều ánh sáng).

7. Trước cửa chính: không nên có những yếu tố tiêu cực trong phong thủy (cột đèn, cột điện, ống khói, góc nhọn của một tòa nhà lớn, mặt tiền tù túng không có sân...).

8. Tòa nhà công ty: nên có hình dáng bình thường (tốt nhất là hình chữ nhật), góc khuyết là một nhược điểm khó khắc phục trong phong thủy.

Ảnh: The Spruce
Văn phòng dạng “không gian mở” với quá nhiều bàn ghế là một nhược điểm lớn trong phong thủy - Ảnh: The Spruce

 

* Còn nội thất bên trong công ty thì sao

Sau khi chọn được địa điểm ưng ý, việc sắp đặt nội thất văn phòng hoàn toàn nằm trong tay bạn. Sau đây là 9 điểm bạn cần ghi nhớ:

1. Hình dạng của văn phòng: phải vuông vức.

2. Sảnh bên trong thoáng: sảnh từ cửa chính bước vào và khu vực sảnh dẫn tới văn phòng của bạn phải rộng rãi.

3. Hành lang: ngắn, rộng, trần cao và nhiều ánh sáng; tránh hành lang kiểu đường hầm.

4. Không gian thoáng (phòng và hành lang rộng): đầu tư cho một văn phòng rộng là khá tốn kém, nhưng xứng đáng với đng tiền bỏ ra; văn phòng dạng “không gian mở” với quá nhiều bàn ghế là một nhược điểm lớn trong phong thủy.

Ảnh: thespruce
 Phòng giám đốc (hoặc các vị trí quản lý khác) phải được đặt tại những khu vực tốt - Ảnh: thespruce

5. Phòng giám đốc (hoặc các vị trí quản lý khác): phải được đặt tại những khu vực tốt trong văn phòng công ty, và phải hợp với người sử dụng. Bàn làm việc phải đặt tại khu vực thuận lợi nhất đối với chủ phòng, và xoay mặt về trung tâm căn phòng.

Ghế ngi nên dựa lưng vào tường hoặc kệ sách, không được có cột, hoặc cạnh nhọn ở khu vực này. Phòng làm việc của người quản lý phải thoáng và vuông vức. Nếu công ty có quy mô nhỏ và do 1 hoặc 2 người quản lý, phong thủy nhà ở của chủ công ty cũng nên được chú ý phân tích do chỗ ngủ là một yếu tố có ảnh hưởng đến con người và hiệu quả công việc của người đó.

6. Tính âm-dương: các phòng ban có thuộc tính “dương”, năng động như bộ phận sales (bán hàng) nên được đặt ở những khu vực “dương” (về cơ bản, đó là khu vực gần cửa chính, nơi có nhiều ánh sáng, nhiều hoạt động, có trần cao, hướng Đông Nam, Tây Nam).

Tương tự, các phòng ban có thuộc tính “âm” cần sự yên tĩnh, như phòng lưu trữ hoặc bộ phận nghiên cứu, nên được đặt ở những khu vực “âm”, như phía sau của tòa nhà với môi trường xung quanh vắng vẻ, hoặc thậm chí cửa sổ nhìn sang tường của tòa nhà bên cạnh.

7. Phía trước cửa chính: cả bên trong và bên ngoài căn phòng cũng không được có cột, cầu thang, góc nhọn hướng vào.

8. Chỗ ngi nên: có tường hoặc cửa sổ phía sau lưng. Có không gian mở phía trước mặt. Xoay mặt về hướng tốt cho tuổi của lãnh đạo hoặc nhân viên.

9. Chỗ ngi không nên: xoay lưng về phía cửa hoặc nằm giữa lung khí thổi từ cửa chính ra cửa sổ.

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất