Một trong những yếu tố hàng đầu là lựa chọn và bố trí bàn ghế hội nghị sao cho phù hợp. Khi thiết kế bàn hội nghị, cần hết sức tránh kiểu bố cục đối trục (hai bên đứng song song) đàm phán. Nếu không thể tránh được thì tốt hơn là cố gắng làm cho nó trở nên nhẹ nhàng hơn.
Thêm vào đó, khi thiết kế cần để dành chỗ cho những phương tiện, công cụ được sử dụng trong quá trình đàm phán, ví dụ như màn hình chiếu, loa, âm thanh… . Đây đều là những nhân tố phụ trợ nâng cao khả năng thành công của đàm phán kinh doanh.
Trong việc lựa chọn bàn hội nghị nên chọn hình tròn hoặc hình bầu dục. Chúng có tác dụng giúp mọi người dễ đạt được nhận thức chung, gợi mở ý tưởng và phát huy tinh thần đng đội vì bàn tròn có thể giúp cho những người tham gia hội nghị giao lưu lẫn nhau một cách dễ dàng, tạo nên một bầu không khí giao lưu bình đẳng, hướng tâm. Bàn hình vuông về cơ bản cũng tạo nên những cảm nhận như vậy.
Bàn hình chữ nhật hay bàn hình Oval lại khá thích hợp với các hội nghị cần phân biệt rõ địa vị của người tham dự. Nếu như bàn hội nghị hình chữ nhật có độ dài quá lớn thì sẽ ảnh hưởng đến việc giao tiếp bằng ánh mắt giữa các thành viên tham gia cuộc họp. Bàn hình thuyền lại có lợi cho việc giao tiếp bằng ánh mắt.
Trong khi thiết kế phải căn cứ vào độ rộng hẹp của không gian, sự hợp lý về mặt hình dàng để sắp xếp tạo hình, kích thước, số lượng chỗ ngi của bàn hội nghị.
Ngoài ra còn phải tính toán đến việc bố trí bàn ghế như thế nào để có không gian lưu thông bốn mặt xung quanh. Theo nguyên lý nhân thể học, khoảng cách nhỏ nhất từ vùng giáp bàn tới tường và giữa các vật chướng ngại khác nên là 1,2 m, kích thước này là khoảng cách đi lại cần thiết khi một người họp đi và và bước ra khi kết thúc hội nghị.