Bất động sản: Thước đo thành tựu của một đời người

25/01/2021 ,15:06
Người giàu gom đất, tậu nhà, càng nhiều càng chứng minh được độ giàu có; người nghèo cũng cố gắng vay mượn để có ngôi nhà của riêng mình… Bất động sản dường như trở thành một đích đến, một thước đo thành tựu của cả đời người.

Người giàu gom đất, tậu nhà, càng nhiều càng chứng minh được độ giàu có; người nghèo cũng cố gắng vay mượn để có ngôi nhà của riêng mình… Bất động sản dường như trở thành một đích đến, một thước đo thành tựu của cả đời người.

 

Ai cũng muốn sở hữu một ngôi nhà của riêng mình, tự tay trang trí để xây dựng một tổ ấm đúng nghĩa. Có mơ ước để có động lực cố gắng tuy nhiên chính mơ ước này vô tình đã trở thành gánh nặng của rất nhiều người. Có nhà riêng hay vẫn ở trọ, mua nhà đất hay chung cư dường như đã trở thành một thước đo mà không ít người sử dụng để đánh giá về thành tựu, độ giỏi, độ giàu có của người khác.

Cả nhà 3 thế hệ sống trong căn nhà xây từ thời xưa, không phải là quá khổ sở, quá thiếu thốn nhưng vì nghĩ làm lao động chân tay, nếu cứ ở quê đi làm công nhân cả ngày và cố gắng tăng ca thêm buổi tối thì cả đời cũng khó có thể khá lên được, chưa tính đến đời con nên anh Tùng chọn đi xuất khẩu lao động 3 năm ở Nhật Bản. Dốc hết vốn liếng và hỏi vay mượn tất cả người thân, bạn bè, vợ chng anh Tùng cũng xoay được 200 triệu là chi phí để anh đi khi có đơn hàng. Hai vợ chng anh chị xác định đi để kiếm một khoản tiền vừa để xây nhà mới, vừa lấy vốn làm ăn và làm một khoản tiết kiệm nhỏ phòng sau này ốm đau, bệnh tật.

 

bên ngoài ngôi nhà 2 tầng chưa sơn màu
Vốn liếng anh Tùng kiếm được từ việc đi xuất khẩu lao động dành một phần lớn cho ngôi nhà to ở quê nhưng ở không hết. Ảnh minh họa: Internet

 

Vợ anh ở nhà làm công nhân may, vào mùa vụ thì thuê người cấy gặt 5 sào lúa. Đi sang Nhật làm được 1 năm rưỡi thì bố mẹ và vợ anh ở nhà nói đến chuyện xây nhà để khi anh về là đã có nhà mới tươm tất. Ban đầu anh Tùng xác định đến khi về nước mới lựa tiền để xây một ngôi nhà vừa đủ, không cần quá lớn nhưng vẫn ấm cúng. Tuy nhiên ở quê, kích thước ngôi nhà vẫn là vấn đề để người người nhìn vào đánh giá, bàn tán. “Người ta nói chẳng lẽ đi nước ngoài mấy năm không xây được cái nhà to, đời mình ở, sau này con cháu còn quây quần chứ mất đi đâu”, anh Tùng kể lại. Làm công tác tư tưởng với bố mẹ rằng không cần nhà quá to, quá hoành tránh không thành, anh Tùng đành đng ý xây ngôi nhà 3 tầng, 1 tum và tự nhủ làm việc chăm chỉ hơn. “Mọi người ở nhà đâu biết sang đó phải làm việc cật lực thế nào, mệt mỏi thế nào vì giờ giấc, sinh hoạt, thời tiết đều thay đổi. Họ chỉ nghĩ đi làm nước ngoài, một năm có khi kiếm được cả tỷ đng thì xây cái nhà là chuyện cỏn con”, anh Tùng nói. 

Đến ngày anh về nước, ngôi nhà cũ mái ngói ngày xưa đã không còn, thế chỗ bằng ngôi nhà 3 tầng, mặt sàn hơn 70m2, tường trong và ngoài nhà vẫn thô kệch bởi lớp quét xi măng. Bên trong căn nhà to rộng đó vẫn là những vật dụng, đ đạc vẫn dùng từ ngày xưa, chỉ có thêm chiếc tivi là mới. Chưa hết mệt mỏi với việc thăm hỏi, quà cáp họ hàng, làng xóm, trả hết nợ thì hai vợ chng anh đã phải bắt tay vào việc dọn dẹp, hoàn thiện nốt căn nhà. Trừ đi khoản tiền mà anh Tùng gửi về nhà từ ngày ở Nhật, số tiền mang về nước nếu hoàn thiện, sắm sửa nội thất thì cũng chẳng còn quá dư dả để vừa lấy vốn làm ăn, vừa làm một khoản dự phòng. Bởi chi phí xây nhà thực tế đội lên gấp rưỡi so với dự tính. Nhà neo người nên việc dọn dẹp các phòng không dùng đến cũng đủ mệt mỏi. “Niềm tự hào có nhà to thì nhanh qua mà nỗi khổ về sau thì đeo bám. Cả đời thắt lưng buộc bụng, dành tiền xây nhà ri sống chắt bóp trả nợ, vừa phải mệt mỏi dọn dẹp cả ngày, cuối cùng thì cũng chỉ nằm ngoài cánh đng lạnh lẽo”, anh Tùng nói.

Cũng cố xây nhà to nhưng không có khoản tiền nhờ đi xuất khẩu lao động để cắt xén, vợ chng chị Hạnh (Hưng Yên) chỉ vay mượn 800 triệu để làm ngôi nhà tổng cộng 1,5 tỷ đng. Có nhà khang trang ở ngã 3 làng, túc tắc bán mấy món đ linh tinh, văn phòng phẩm để có đng ra đng vào. Ngày đầu vợ chng chị Hạnh tính cố xây ngôi nhà để ri có chỗ ổn định làm ăn nhưng chi phí đội lên, anh chị chật vật lo trả nợ, không còn nhiều vốn để nhập hàng bán. Từ khi xây nhà xong, bán hàng lời lãi chẳng đáng là bao, anh chị càng thêm mệt mỏi vì đủ thứ tiền phải thanh toán hàng tháng. “Nếu xây nhà vừa phải thì có lẽ cuộc sống đã khác. Có căn nhà to ở ngay ngã 3, người ngoài nhìn cũng nói nhà tôi giàu có đấy, vậy là thành công ri nhưng thực sự đằng sau thì không phải ai cũng thấu”, chị Hạnh chia sẻ.

nhiều công trình, nhà ở xen lẫn cây cối, h nước nhìn từ trên cao
Bất động sản được nhiều người xem là thước đo thành tựu của cả đời người. Ảnh minh họa

 

Không riêng “người nghèo”, việc lấy bất động sản làm thước đo thành tựu càng thấy rõ nét ở các đại gia. Khi nhắc đến các vị đại gia hay người nổi tiếng như Phạm Nhật Vượng, Nguyễn Thị Phương Thảo… để đo độ giàu có, người ta thường liệt kê khối bất động sản kếch xù mà họ sở hữu... Không những nhiều tiền, nhiều nhà mà còn nhà to, nhà đẹp… 

“Việt Nam có nhiều người trở thành đại gia nhờ sở hữu những khu đất vàng, đất kim cương. Họ giàu siêu tốc nhờ đất”, GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường từng chia sẻ thẳng thắn.

Bàn về câu chuyện mua nhà của người Việt, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty Việt An Hòa cho rằng: "30 tuổi, người Việt bắt đầu dốc sức mua căn nhà đầu tiên. Khi có ngun lực tài chính di dào, 35 tuổi trở lên họ lại sở hữu thêm, thường là nắm trong tay 2 bất động sản. Ở ngưỡng 40, người giàu mới nổi thích sở hữu 3 bất động sản trở lên. Sang 50 tuổi khi dòng tiền nhàn rỗi lớn, gu sở hữu 4-5 loại bất động sản khác nhau khá phổ biến".

Cũng theo đánh giá của vị chuyên gia này, ở các độ tuổi khác nhau, loại tài sản người Việt nắm giữ  không giống nhau. Mức độ đa dạng của danh sách tài sản này tỷ lệ thuận với thâm niên và độ lớn của dòng tiền. Chẳng hạn, người 30 tuổi mua nhà chủ yếu để ở, người 40 tuổi lại hướng đến bất động sản tạo ra dòng tiền, người 50 tuổi muốn sở hữu quỹ đất, thậm chí là bất động sản đa chức năng hơn người trẻ tuổi.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất