Dẫu đó hệt như căn nhà trong mơ của bạn cũng khoan hãy thể hiện sự hài lòng, yêu thích quá độ, tránh cho chủ nhà vịn vào sự ưa thích của bạn mà nâng giá. Bạn hãy tập trung quan sát kỹ căn nhà, chắc hẳn sẽ tìm ra được khuyết điểm của nó, chẳng hạn như những lỗi về phong thủy, chất lượng, những hạng mục xuống cấp cần sửa chữa, thay mới hay những hạn chế về khu dân cư xung quanh,…
Nếu không có kinh nghiệm đi xem nhà, bạn nên nhờ bạn bè, người quen có am hiểu hoặc chuyên gia phong thủy cùng đi xem nhà để đưa ra những đánh giá chính xác, từ đó dễ dàng thương lượng giá. Những điểm mà mình chưa hài lòng về căn nhà sẽ là điểm khiến chủ nhà nhượng bộ hơn và xem xét giảm giá cho bạn.
Tìm ra những lỗi về phong thủy, chất lượng, tiện ích xung quanh để làm căn cứ đàm phán giảm giá căn nhà.
Bạn nên tìm hiểu lý do bán nhà của bên bán, chẳng hạn do chuyển nhà, gặp khó khăn tài chính, hay họ là người đầu tư. Chẳng hạn, nếu căn nhà được bán vì lý do chủ nhà cần tiền gấp, bạn nên áp dụng nguyên tắc hai bên cùng có lợi, thể hiện sự kiên quyết khi trả giá.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên áp dụng câu “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” vào việc đàm phán mua nhà này. Bỏ thời gian ra tìm hiểu mặt bằng giá nhà ở khu vực xung quanh căn nhà muốn mua không bao giờ là việc vô ích. Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bạn thương lượng giá bán với chủ nhà. Khi bạn thể hiện được rằng bạn đã khảo sát và nắm kỹ thông tin thị trường, bên bán sẽ không có tâm lý lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bạn nhằm đẩy giá lên cao.
Tìm hiểu mặt bằng giá nhà ở khu vực xung quanh để không bị mua hớ.
Cũng lưu ý rằng nếu người bán trước hết hỏi bạn mức giá mà bạn có thể chi trả cho căn nhà, thay vì trả lời thành thật mức giá của mình, bạn hãy chủ động đề nghị chủ nhà đưa ra mức giá bán của họ. Áp dụng quy tắc này sẽ giúp bạn giảm bớt rủi ro mua hớ với giá quá cao.
Bạn không nên quá cứng nhắc, bảo thủ, tránh trường hợp chủ nhà đưa bạn vào danh sách người mua không thiện chí, khi đó bạn sẽ càng khó đạt được mức giá tốt cho căn nhà. Đây là thời điểm bạn nên thể hiện thái độ chân thành, bày tỏ sự thiện chí và đng cảm với những thông tin mà chủ nhà chia sẻ nhằm tạo nên không khí cởi mở cho quá trình đàm phán.
Bạn cũng có thể đưa ra những lựa chọn song song. Ví dụ nếu chủ nhà đng ý giảm mức giá bạn đưa ra thì sẽ thanh toán hết 100% trong một đợt. Trường hợp chủ nhà chỉ giảm giá một phần, bạn có thể thương lượng việc chia làm nhiều đợt thanh toán để giảm bớt gánh nặng tài chính.
Nguyên tắc khi trả giá là bạn nên đưa ra mức giá thấp hơn mức giá mà bạn sẵn sàng chi trả, ri từ đó tiếp tục đàm phán dựa trên nguyên tắc mỗi bên nhường một bước, ri đi đến mức giá cuối cùng mà đôi bên cùng có lợi. Trường hợp hai bên vẫn không thể thống nhất, bạn hãy đề xuất áp dụng quy tắc ngã giá trung bình, lấy giá sau cùng của bên bán và bên mua cộng lại ri chia đôi.