1. Lựa chọn nơi sinh sống và lập nghiệp
Thực tế, bạn hoàn toàn có khả năng lựa chọn mua nhà ở nhiều tỉnh, thành phố khác nhau. Tuy nhiên, lựa chọn phù hợp nhất theo các chuyên gia thì đó sẽ là nơi mà bạn chọn để sinh sống lâu dài và lập nghiệp.
“Mọi người đều muốn sống ở một thành phố lớn sau khi tốt nghiệp đại học, nhưng nếu không đủ khả năng chi trả, bạn có thể cân nhắc sinh sống và lập nghiệp ở những thành phố nhỏ hơn”, Bola Sokunbi, Giám đốc điều hành của Clever Girl Finance, một công ty quả lý tài chính cho biết.
Yếu tố này cũng cần được cân nhắc khi đi xin việc. Bạn có thực sự muốn sống ở thành phố này sau khi tốt nghiệp đại học Nơi làm việc có xa nhà quá không Bạn có đủ khả năng để sống ở thành phố này hay không Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn có thêm nền tảng để lựa chọn nơi sống và làm việc.
“Không phải ai cũng muốn rời xa quê hương sau khi tốt nghiệp đại học. Một số người quyết định quay về nhà để tiết kiệm tiền”, anh Kenedy, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường Đại học Marymount Manhattan, Mỹ cho biết.
2. Biết giới hạn chi tiêu của bản thân
Sau khi lựa chọn được nơi sinh sống và làm việc, điều tiếp theo bạn cần làm đó là lựa chọn nhà ở/căn hộ/chung cư phù hợp với ngân sách của bản thân.
Để tìm được, bạn cần trả lời một số câu hỏi, chẳng hạn như mức lương khởi điểm của bạn là bao nhiêu Bạn sẵn sàng chi ra bao nhiêu phần trong khoản tiền lương đó để mua nhà Bạn có được hỗ trợ bởi gia đình, bạn bè hay không Bạn có được chấp thuận vay vốn hay không
“Quy tắc chung là bạn không muốn chi hơn 30% tiền lương của bản thân để mua nhà ở. Tuy nhiên, tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào nơi bạn sống”, ông Sokunbi nói.
Bên cạnh tiền mua nhà, bạn còn phải tính tới các khoản chi phí hàng tháng như tiền điện nước, tiền mạng, thuế,… Do đó, việc lập ngân sách chi tiêu là điều tối quan trọng nếu bạn muốn mua nhà ngay khi tốt nghiệp đại học. Nếu chưa đủ khả năng chi trả, bạn nên hoãn kế hoạch mua.
“Bạn phải đáh giá thực tế về ngân sách của bản thân. Chắc chắn không muốn chi phí sinh hoạt chiếm toàn bộ thu nhập hàng năm. Điều đó không bền vững”, ông Erin Lowry, tác giả của loạt sách và blog “Broke Millennial” cho biết.
3. Tìm tài sản trên các phương tiện khác nhau
Hiện có hàng trăm trang web bán nhà khác nhau. Mỗi trang web lại có những đặc điểm riêng, nhưng tựu chung lại điều này cung cấp cho người mua sự đa dạng. Dù vậy, việc có quá nhiều trang web bán nhà cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nổi bật là vấn đề sự uy tín.
Do đó, để chắc chắn, bạn nên tìm kiếm nhà ở trên các trang web có độ uy tín cao, được nhiều người tin dùng. Chẳng hạn như tại thị trường Mỹ, sinh viên thường có xu hướng tìm kiếm căn hộ trên một số trang web như Craigslist, Apartments.com hay Zillow.
Ngoài các trang web bất động sản, bạn cũng có thể tìm kiếm thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter, TikTok,… vì hiện nay rất nhiều người đã tận dụng những công cụ này để tiếp cận khách hàng tốt hơn.
4. Mở rộng mạng lưới quan hệ
Nếu lựa chọn tới một thành phố mới hoặc một khu vực mới để sinh sống, đng nghĩa với việc bạn đã chấp nhận rời xa quê hương, xa gia đình. Khi đó, là một sinh viên vừa tốt nghiệp, bạn có thể sẽ không nhận được quá nhiều sự giúp đỡ từ gia đình.
Chính vì vậy, trước khi quyết định chuyển tới một khu vực khác để sinh sống, bạn nên tìm cách mở rộng các mối quan hệ với những người ở đó. Họ có thể sẽ giúp bạn hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới.
5. Các chi phí phát sinh
Một số khoản phí đặc biệt khác có thể phát sinh trong quá trình tìm mua nhà.
Đầu tiên, nếu bạn vay vốn để mua nhà, bạn cần tính toán để các khoản lãi phải trả hàng tháng. Nếu khoản lãi suất và tiền gốc phải trả hàng tháng vượt quá 30% tổng thu nhập, bạn nên cân nhắc hoãn mua nhà.
Thứ hai, cũng giống như các giao dịch bất động sản khác, bạn cần đặt cọc. Các khoản tiền cọc đôi khi rất lớn và không phải sinh viên nào mới ra trường cũng có khả năng “chng” ra nhiều tiền như vậy.
Bên cạnh đó, chi phí môi giới cũng sẽ xuất hiện nếu bạn cần các nhà môi giới tìm kiếm hộ tài sản. Ngoài ra, khi chuyển từ một khu vực này đến khu vực khác, bạn có khả năng sẽ phải chi ra một số tiền không nhỏ để vận chuyển đ đạc.
Trên đây chỉ là một số khoản phí đáng chú ý, ngoài ra trong quá trình mua nhà còn nhiều khoản phí khác có thể phát sinh thêm, chẳng hạn như mua sắm đ đạc, bảo dưỡng và nâng cấp, tiện ích – dịch vụ,… Vì vậy, việc đảm bảo các khoản phí này được kiểm soát sẽ giúp bạn thoải mái hơn khi tính đến chuyện mua nhà.