Với nhiều người, mua nhà có thể là một trong những bước ngoặt quan trọng của cuộc đời. Do đó, các chuyên gia của Forbes đã tổng hợp một số lưu ý giúp việc mua nhà gặp ít rủi ro hơn.
1. Đọc kỹ tất cả mọi thứ
Trước khi ký kết bất kỳ giấy tờ nào, bạn nên tập cho mình thói quen đọc kỹ tất cả mọi thứ. Bạn cần biết chính xác những gì là nghĩa vụ phải thực hiện và những gì là quyền lợi của bản thân. Thậm chí, nếu còn vướng mắc bất kỳ điều gì, bạn có thể đọc đi đọc lại nhiều lần và đặt câu hỏi với các bên liên quan.
2. Xem lại văn bản về các khoản chi phí
Khi mua bán bất động sản, có một thuật ngữ mang tên HUD. Đó là loại văn bản liệt kê hết tất cả những chi phí mà người mua nhà và người bán nhà phải trả cũng như được nhận. Khi giao dịch, bạn cần xem chi tiết tất cả những khoản chi phí này để tránh rủi ro về sau.
3. Bảo hiểm quyền sở hữu
Đây là một loại bảo hiểm đặc biệt. Thông thường, đa số các loại bảo hiểm khác sẽ bảo vệ bạn khỏi những rủi ro trong tương lai. Tuy nhiên, bảo hiểm quyền sở hữu sẽ bảo vệ bạn từ những sự kiện đã diễn ra trước đó. Về lý thuyết, khi có bảo hiểm quyền sở hữu, người khác sẽ không có quyền giao dịch những tài sản mà bạn đang muốn mua.
4. Lưu ý các thủ tục hành chính
Trên thực tế, có rất nhiều sự cố liên quan đến thủ tục hành chính. Việc chậm trễ trong quá trình xử lý vào phút chót có thể khiến nhiều giao dịch đổ bể. Vì vậy, bạn cần đảm bảo xử lý các thủ tục hành chính một cách nhanh gọn, đặc biệt là những quy trình liên quan đến thuế, chi phí, tín dụng ngân hàng.
5. Kiểm tra các hợp đng vay vốn
Thông thường, trước khi ký kết hợp đng vài ngày, bạn nên dành thời gian để kiểm tra tất cả mọi thứ nhằm xác định các vấn đề còn tn tại. Bạn có thể kiểm tra các bên cho vay để xác nhận mọi thứ đúng pháp luật, tỷ lệ lãi suất chính xác cũng như thời hạn trả đảm bảo. Những điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi của bạn.
6. Chỉ sử dụng các tài khoản ngân hàng đã được xác minh
Một trong những vấn đề nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất khi mua bán nhà đất là việc chuyển tiền tới những tài khoản ngân hàng mà người bán chưa xác minh. Đôi khi, việc giao dịch thông qua những tài khoản chưa được xác minh sẽ mất rất nhiều thời gian. Nghiêm trọng hơn, bạn hoàn toàn có thể bị kẻ gian lợi dụng để chiếm đoạt những khoản tiền khổng l.
7. Kiểm tra tài sản
Phần lớn mọi người đều thực hiện quá trình kiểm tra và đánh giá tài sản trước khi mua chúng. Tuy nhiên, vẫn có một vài người tỏ ra chủ quan trong quá trình này. Thực tế, việc kiểm tra tài sản một cách kỹ lưỡng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro cho những khoản phí tu sửa và bảo dưỡng sau này.
8. Duy trì mối quan hệ với người bán
Trên thị trường bất động sản, sự thành công luôn được xây dựng dựa trên nền tảng là các mối quan hệ vững chắc. Thực tế, các chuyên gia dày dạn kinh nghiêm luôn khuyên rằng bên cạnh những vấn đề về công việc, các bên liên quan nên có những cuộc trò chuyện ngoài lề để cởi mở hơn trong mối quan hệ. Đó là chìa khóa để tạo nên các giao dịch thành công.
9. Xây dựng kế hoạch dự phòng
Không có bất cứ điều gì chắc chắn trên thị trường bất động sản. Vì vậy, cách tốt nhất để là xây dựng kế hoạch dự phòng cho các tình huống xấu có thể xảy ra. Nếu suy nghĩ về những điều ti tệ nhất và chuẩn bị cho các trường hợp đó, bạn có thể bình tĩnh đối mặt và xử lý khi chúng xảy ra.
10. Chú ý đến tỷ lệ tín dụng/nợ trên thu nhập của bạn
Tránh làm những việc có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ tín dụng hoặc tỷ lệ nợ trên thu nhập của bạn. Điều này có thể bao gm việc mua ô tô, đ nội thất,…bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, nó cũng bao gm việc đóng hoặc tăng hạn mức tín dụng cá nhân. Những việc này sẽ làm giảm điểm tín dụng và gây khó khăn trong quá trình vay thế chấp.
11. Theo dõi quá trình thanh toán
Thanh toán là một trong những bước vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang thanh toán bằng tiền mặt, hãy kiểm tra chi tiết các bước và thời gian chuyển khoản tiền. Ngược lại, nếu bạn đang sử dụng các khoản vay tài chính, hãy kiểm tra chi tiết các điều khoản trong hợp đng với những bên cho vay. Đảm bảo rằng mọi thứ phải được diễn ra một cách minh bạch và tiền phải được chuyển đầy đủ đến đúng nơi.
12. Chia sẻ thông tin với các bên liên quan
Trên thực tế, bạn chia sẻ thông tin chi tiết với các bên liên quan, ví dụ như luật sư, nhân viên ngân hàng, nhân viên tại cục thuế…. Đây là những người có đủ thẩm quyền để bảo vệ quyền lợi cho bạn trước những tình huống xấu có thể xảy ra.
Mai Cảnh (Forbes)