1. Khái niệm về Hướng nhà và Hướng cửa
Hướng nhà và hướng cửa là tiêu chí quan trọng bậc nhất để thiết kế mỗi công trình. Dưới đây chỉ giới thiệu khía cạnh chọn hướng nhà và hướng cửa để nhận được khí tốt vào nhà.
Các tài liệu về kiến trúc công trình và Phong thuỷ học có những định nghĩa không giống nhau về Hướng nhà. Một số cho rằng Hướng nhà là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Số khác cho rằng Hướng nhà là phương đi từ tâm nhà qua cửa giữa chính của nhà. Ở đây cần phân biệt giữa Hướng nhà và Hướng cửa (hay là Hướng cửa chính của nhà). Hai khái niệm này có quan hệ mật thiết với nhau.
- Hướng nhà (hay Phương trông của nhà): là phương mà mặt trước của nhà trông tới. Hướng nhà có tính tổng thể, nghĩa là: Nhà chỉ có thể trông về các Hướng : Bắc, Nam, Đông, Tây, Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam. Hướng nhà không gọi theo vòng tròn 24 cung sơn hướng, mà gọi theo cung quái của Hậu thiên bát quái. Ví dụ: Nhà phương Càn, hay phương Khảm, Ly, Chấn hoặc gọi là nhà hướng TB, Nam, Bắc, Đông. Hướng nhà cần đảm bảo toạ Sơn hướng Thuỷ (tựa lưng vào miền đất cao, trông về miền đất thấp). Nhiều tài liệu Trung Quốc coi Hướng nhà là hướng mà lưng nhà tựa (toạ sơn), tức là ngược với quan niệm của người Việt Nam. Nhưng quan niệm này không dẫn đến sự khác biệt nhau về Hướng nhà.
- Hướng cửa (hay Hướng cửa chính): là phương của đường đi từ tâm nhà ra qua giữa cửa chính của nhà. Hướng cửa được gọi cụ thể theo vòng tròn 24 cung sơn hướng. Ví dụ: nhà Ngọ sơn Tý hướng (nghĩa là nhà tựa lưng về cung Ngọ, trông về cung Tý), hay nhà Càn sơn Tốn hướng (tựa lưng về Càn, trông về Tốn)…
Theo thiết kế nhà cổ, một ngôi nhà thường có 3 cửa ở mặt tiền (1chính 2 phụ) nên Hướng nhà thường trùng với Hướng cửa. Ngày nay nhà thường chỉ làm một cửa chính ở mặt trước, nhất là các nhà ở gia đình, các biệt thự, còn các cửa phụ thường đặt ở các mặt khác của nhà. Vì vậy Hướng nhà nhiều khi không trùng với Hướng cửa.
Cách xác định hướng nhà, hướng cửa
Theo quy luật “Người đi Khí theo, nước chảy Khí theo” thì cửa chính là nơi hàng ngày đưa Khí vào nhà. Vì vậy Hướng cửa (thực chất là hướng cửa chính) có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên Hướng nhà lại ảnh hưởng trực tiếp đến Hướng cửa, ví dụ: Hướng nhà là Nam thì Hướng cửa chỉ có thể là Hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam mà không thể là Hướng Tây hay Tây Bắc được. Mặt khác Hướng nhà tốt thì sinh khí đi vào nhà không chỉ qua cửa chính mà còn có thể đi phụ hay các cửa sổ của nhà. Vì vậy đối với mỗi công trình, việc đầu tiên là phải chọn Hướng nhà tốt, ri mới quyết định Hướng cửa. Một khi Hướng nhà đã tốt thì rất dễ có Hướng cửa tốt.
Hướng nhà và Hướng cửa có thể trùng nhau hoặc khác nhau. Đối với mọi nhà, tốt nhất nên đặt hướng nhà và hướng cửa trùng nhau.
2. Xác định Hướng nhà
a. Nguyên tắc chung trong xác định Hướng nhà
Hướng nhà được xác định dựa theo các điều kiện có trước là:
- Địa thế khu đất làm nhà;
- Hướng gió mát chủ đạo (ở Việt Nam chủ yếu là gió Đông Nam và Đông Bắc. Ở những địa thế cụ thể, hướng gió chủ đạo có thể khác);
- Cường độ bức xạ mặt trời.
Nước ta có địa hình kéo dài từ Bắc vào Nam, nên khí hậu cũng thay đổi theo từng vùng: Các tỉnh phía Bắc thuộc loại hình nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mùa đông lạnh. Cờng độ bức xạ mặt trời thay đổi theo mùa. Còn các tỉnh phía nam mang đặc tính khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, mà đặc trưng cơ bản là một nền nhiệt độ cao, ít thay đổi trong năm và một chế độ mưa ẩm phân hoá rõ rệt theo mùa, với cường độ bức xạ mặt trời lớn quanh năm. Gió chủ đạo trên toàn lãnh thổ nước ta là gió Đông Nam. Trừ mùa Đông lạnh ở Miền Bắc có thêm gió Đông Bắc. Xét về địa hình thì ở Miền Bắc thế đất dôc về phía Đông Nam và Nam; Miền Trung dốc về phía Đông và Đông Nam, Miền Nam dốc về phía Nam và Đông Nam. Riêng khu vực bờ biển phía Tây thì thế đất dốc về phía Nam và Tây Nam. Những yếu tố tự nhiên này đòi hỏi người thiết kế công trình phải đặt Phương trông của nhà, tức Hường nhà, sao cho thích hợp với thế đất và hướng gió chủ đạo. Nhà cần đặt toạ Sơn hướng Thuỷ, nghĩa là lưng nhà tựa về đất cao, trước nhà trông về đất thấp, đng thời phải đón được gió chủ đạo (thường là gió Đông Nam). Người xưa có câu “Một trăm người hầu không bằng đầu ngọn gió” (ý nói là gió Đông Nam). Điều đó cho thấy thực tế cuộc sống đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của gió Đông Nam.
Hướng nhà chủ đạo hợp lý của cho các vùng địa lý ở nước ta như sau:
- Ở Miền Bắc: Trông về các hướng Nam và Đông Nam;
- Ở Miền Trung: các hướng Đông, Đông Nam và Nam;
- Ở Miền Nam: các Hướng Nam, Đông Nam và Đông;
- Ở vùng ven biển phía Tây: các Hướng Nam và Tây Nam;
Chú thích: Riêng vùng núi thì Hướng nhà được xác định tuỳ theo thế núi. Miền Nam và Nam Trung bộ có thể thêm hướng Bắc tuỳ theo thế đất cụ thể.
Yêu cầu của Hướng nhà ở nước ta là phải tạo cho nhà được mát và thoáng gió, không quá bị nóng, cũng không bị quá lạnh, xét 4 yếu tố: Địa hình, gió Đông Nam, gió Đông Bắc và bức xạ mặt trời thì Hướng nhà thích hợp cho mọi ngôi nhà và công trình ở nước ta chỉ có thể là Nam hoặc Đông Nam. Tuỳ từng vùng có địa hình cụ thể, có thể có thêm Hướng Đông.
Hướng Nam và Đông Nam được khuyến khích cho mọi nhà vì nó thích hợp với chiều dốc của địa hình nước ta và đón được gió mát Đông Nam vào mùa Hè, tránh được gió lạnh Đông Bắc vào mùa Đông và tránh được bức xạ mặt trời phía Tây chiếu thẳng vào nhà gây nóng nhà.
Tuy nhiên, các Hướng nhà nêu trên chỉ mang tính tổng quát, Hướng nhà cụ thể phải căn cứ vào thế thực của miếng đất xây nhà mà quyết định.
Trong Phong thuỷ học người ta quan tâm đến Hướng nhà thích hợp với Mệnh quái của chủ nhà, và Quy định Hướng nhà nào đi với Mệnh chủ nào. Tuy nhiên không nên quá lệ thuộc máy móc vào Mệnh quái chủ nhà mà không đáp ứng những yêu cầu tự nhiên nêu trên của Hướng nhà. Có thể nói, Hướng nhà Nam và Đông Nam ở nước ta là thích hợp với mọi Mệnh quái chủ ở nước ta. Không thể vì Mệnh quái chủ nhà là Mệnh Càn mà phải làm nhà trông về Tây Nam hoặc Tây. Như vậy nhà sẽ rất nóng về mùa Hè vì phải chịu nắng buổi chiều chiếu thẳng vào nhà, lại không đón được gió Đông Nam. Người ở trong ngôi nhà này sẽ luôn luôn bị bức bách vì nóng, phụ nữ thì dễ sinh nóng nảy, gia đình không được vui vẻ, sức khoẻ giảm sút, tài lộc kém phát triển. Không ai có thể nói rằng ở một ngôi nhà như thế là thích hợp được! Trong trường hợp Hướng nhà Nam hoặc Đông Nam là không tương hợp với Mệnh quái chủ nhà thì phải giải quyết bằng cách khác, như mở thêm cửa phụ, cửa sổ và hoá giải bằng cách khác, chứ không bỏ Hướng Nam và Đông Nam. Khi gặp địa thế miếng đất làm nhà không cho phép chọn Hướng Nam hoặc Đông Nam thì mới phải đặt Hướng nhà khác, khi đó cần có các giải pháp kỹ thuật cần thiết để đón gió Đông Nam, tránh gió Đông Bắc và tránh nắng chiếu thẳng vào nhà…
Xác định Hướng nhà
Để xác định Hướng nhà thì trước hết từ thế đất của nhà phải xác định hướng nước chảy ở phía trước (kể cả nước mặt và nước ngầm). Nếu được hướng nước chảy từ Trái sang Phải thì rất tốt. Phong thuỷ học người ta xác định điểm nước chảy đến (gọi là Thuỷ đầu) và điểm nước chảy đi (gọi là Thuỷ khẩu). Nhằm 2 đường tiếp tuyến với Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu, ta được giao điểm là điểm tốt nhất để đặt tâm nhà. Ta gọi điểm này là Tâm đất, hay Huyệt đất. Việc kẻ các đường tiếp tuyến này nhiều khi phải ngắm bằng mắt, ít khi có bản đ chuẩn xác để vẽ trên giấy. Đường chỉ Hướng nhà được xác định theo bản đ Trạch quẻ để được cung tốt, và có thể chuyển dịch song song với nhau, chạy theo phần đường Thuỷ khẩu. Nghĩa là điểm Tâm đất (sau này là Tâm nhà) có thể dịch chuyển theo phần đường Thuỷ khẩu để thích hợp với vị trí miếng đát định làm nhà.
Miếng đất có được thế trong Phong thuỷ học gọi là miếng đất có tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, hậu Huyền Vũ, tiền Chu Tước. Nhưng đó chỉ là văn vẻ thôi, còn trong dân gian gọi dễ hiểu là miếng đất có Phía sau trng đỗ, phía trước cấy chiêm, hai bên hai tay liềm co lại, nghĩa là đất có phía sau cao, phía trước thấp, hai bên có dải cao bao vòng. Đấy là miếng đất lý tưởng để làm nhà vì nó có thế tụ khí.
Tuy nhiên cũng không dễ gì xác định được Thuỷ đầu và Thuỷ khẩu như trên, nên cách đơn giản là đặt Hướng nhà trông về nơi đất thấp và đón được gói chủ đạo.
Đối với miếng đất đã có hướng xác định
Đối với những miếng đất đã có vị thế, ta không thể xoay tìm được Hướng nhà nào khác (ví dụ nhà ở mặt phố, nhà trông ra h nước) thì Hướng nhà có thể xác định dựa theo các yếu tố sau đây:
- Lấy sông h làm Hướng nhà: nhà trông ra sông h;
- Lấy Minh đường (khoảng không gian trống trước nhà) làm Hướng nhà: nhà trông ra Minh đường;
- Lấy phố chính làm Hướng nhà: nhà trông ra phố chính;
- Lấy cửa chính của nhà làm Hướng nhà: khi nhà có nhiều cửa thì lấy phương trông của cửa chính làm Hướng nhà ;
- Lấy núi để toạ lưng nhà;
- Lấy hướng gió mát đối Hướng nhà;
b. Xác định Hướng cửa
Hướng cửa được xác định là đường nối tâm nhà ra điểm giữa của cửa chính. Trong Phong thuỷ học thì Hướng cửa phải nằm được vào cung tốt của Trạch quẻ. Cho nên phải dùng bản đ Trạch quẻ để xác định vị trí của cửa chính trên bản vẽ bố cục mặt bằng nhà. Nếu người thiết kế không quan tâm đến cung Sơn hướng của cửa chính thì có thể xác định vị trí cửa chính trên cơ sở đón được hướng gió cần thiết.
Có một nguyên tắc là: khí phải đi vào cửa chính đến tâm nhà, ri từ tâm nhà mới phân phát đi các phòng trong nhà. Nếu khí không vào được đến tâm nhà (do bị tường hoặc các cửa ngăn cản) thì sẽ dẫn đến trường hợp khi đi vào phòng nào đó ri đi ra theo cửa sổ, còn các phòng khác thì không có khí vào. Nhà như thế không bao giờ được vượng khí. Nhà không vượng khí thì người sống trong nhà không khỏe mạnh. Cũng giống như người ta thường chọn vị trí thích hợp ở khu vực giữa làng để xây đình làng. Khi đó, khí tụ về đình ri mới phân tán đi các ngõ xóm cho đến từng nhà. Không ít nhà bị tình trạng thiết kế không để khí vào đến tâm nhà. Qua kiểm tra, các nhà này đều không vượng khí. Việc này nhiều khi rất đơn giản: chỉ phá đi một mảng tường hoặc dỡ bỏ một bộ cánh cửa nào đó để khí không bị cản trên đường đi vào đến tâm nhà.