Dọn bàn thờ, hạ chân nhang đúng cách ngày cuối năm

23/01/2019 ,15:12
Việc lau dọn bàn thờ và hạ chân nhang là điều cần làm để chuẩn bị đón Tết. Tuy vậy, đây là những việc làm thiêng liêng mà gia chủ phải thực hiện đúng để không phạm vào lỗi phong thủy.

Dọn bàn thờ, hạ chân nhang đúng cách ngày cuối năm

Dọn bàn thờ, hạ chân nhang đúng cách ngày cuối năm

 

Mỗi dịp Tết đến xuân về, các gia đình thường tiến hành lau dọn bàn thờ và hạ chân nhang. Đây là một nơi ngày thường không được tùy ý chạm vào. Bởi vì, nếu lỡ xê dịch một chút vẫn có thể làm kinh động đến thần linh và khiến phong thủy gia đình bị xáo trộn. Do đó, bạn hãy tham khảo ngay dưới đây 6 điều quan trọng khi hạ chân nhang vào những ngày cuối năm.

6 điều gia chủ phải biết khi hạ chân nhang đón Tết:

1. Trước khi dọn dẹp bàn thờ, người xưa quan niệm phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên. Sau đó, gia chủ phải thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ. Tiếp theo, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu dọn dẹp.

2. Khi lau rửa bài vị của tổ tiên thì gia chủ phải dùng nước ấm, không được dùng nước lạnh. Còn khi làm vệ sinh, nếu có bài vị của thần Phật thì lau trước. Sau đó, đổ nước mới để lau bài vị của tổ tiên. Tuyệt đối không được lau bài vị của tổ tiên trước.

3. Sau khi lau bài vị xong mới thì hãy dọn bát hương, hạ chân nhang. Đây là công việc rất quan trọng, bởi vì ngày nay đa phần mọi người đều rút chân nhang ri mới cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài. Thế nhưng, theo người xưa làm như vậy sẽ rất dễ gây "tán tài". Do đó, thông thường gia chủ phải dùng chiếc thìa nhỏ xúc từng thìa đổ ra ngoài ri mới rửa sạch bát hương đặt sang một bên.

4. Khi hạ chân nhang ra khỏi bát hương, gia chủ cần nhớ để lại 5 chân nhang cũ trong bát hương. Những chân nhang còn lại, đem đốt thành tro ri thả dưới sông, ao h hoặc pha nước tưới cây. Tuyệt đối gia chủ không được thả ở những nơi dơ bẩn, ô uế.

5. Khi bát hương khô ráo, nếu là bát hương thờ thần phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, bát hương của tổ tiên thì dùng ba tờ tiền vàng đốt hơ quanh. Sau khi cháy một nửa thì bỏ vào trong, đợi tiền vàng cháy hết ri mới đổ tro vào một lần. Việc làm như vậy gọi là "tiền ra nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ".

6. Đối với những loại đ thờ cúng cũng vậy. Nếu không còn dùng được nữa thì gia chủ phải đem đốt đi hoặc thả trôi trên sông chứ không nên vứt vào bãi rác hoặc những nơi dơ bẩn khác.


don ban tho, ha chan nhang dung cach ngay cuoi nam

Dọn dẹp bàn thờ, thay chân nhang là công việc quan trọng, cần chú ý để không mất lộc trong năm mới

Lưu ý khi bao sái bát hương

Sau khi đổ tro ra ngoài, gia chủ nên lau bát hương bằng cách giữ cố định bát hương. Tiếp đó, bạn hãy lấy khăn ẩm nhúng rượu pha gừng đã giã nhỏ hoặc nước thơm để lau cho sạch.

Ngoài ra, nếu quá trình lau bát hương mà có xê dịch thì gia chủ không nên quá lo sợ, hãy cứ bình tĩnh mà làm. Tuy nhiên, bạn cần nhớ không nên bê bát hương đã được an vị ra chỗ khác để bao sái ban thờ. Cuối cùng, sau khi bao sái sạch sẽ hãy bày lại bài vị phật, thần, gia tiên như cũ.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất