Sáng 8-11, tại Hà Nội, Bộ Xây dựng phối hợp với các đơn vị tổ chức hội thảo trực tuyến chào mừng Ngày Đô thị Việt Nam với chủ đề "Đô thị hóa Việt Nam trước những thách thức mới của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh".
Quan tâm hơn đến chất lượng
Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cho biết từ năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định lấy ngày 8-11 hằng năm là "Ngày Đô thị Việt Nam" nhằm tôn vinh các đô thị và nhấn mạnh vai trò trung tâm tạo động lực tăng trưởng kinh tế của các đô thị.
Theo thứ trưởng Lê Quang Hùng, quá trình đô thị hóa của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Tỉ lệ đô thị hóa tăng nhanh, đến nay đã đạt khoảng 40% với 870 đô thị phân bố tương đối đều trên cả nước. Khu vực đô thị không chỉ tạo ra tăng trưởng GDP mà còn góp phần tích cực vào chuyển dịch mô hình tăng trưởng trong dài hạn, đóng vai trò trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực, góp phần giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận số lượng đô thị tăng lên nhưng chất lượng chưa được quan tâm đúng mức. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội không đng bộ và quá tải. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch Covid-19. Trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến công tác quy hoạch và phát triển đô thị, đã phê duyệt và triển khai nhiều đề án, chương trình cho giai đoạn 2021-2030 về phát triển đô thị.
Tại hội thảo, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng muốn phát triển bền vững, giảm thiểu thảm họa thiên tai, dịch bệnh, công tác quy hoạch, tổ chức không gian đô thị đòi hỏi phải có cái nhìn tổng thể, lng ghép được các yêu cầu mới trong quy hoạch và phát triển đô thị trên cả 3 khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường. Để tăng sức đề kháng cho hệ thống đô thị, các đô thị nhỏ, cần xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội phát triển theo hướng văn minh, hiện đại. Đối với các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam nói rằng ngoài những chiến lược riêng cần nhanh chóng thúc đẩy các khu đô thị vệ tinh, nơi có điều kiện phát triển mới theo hướng xanh hơn, bền vững hơn, mang lại nhiều giá trị sống tốt hơn cho con người và tạo cơ hội giãn dân ra khỏi khu vực nội đô.
Nhiều chiến lược mới
Là một trong hai đô thị đặc biệt của cả nước, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn nhìn nhận dịch bệnh đã làm thay đổi cách nhìn về quy hoạch đô thị. Qua dịch mới thấy cơ sở vật chất cũng như quy hoạch mạng lưới y tế và đa ngành khu vực đô thị và ngoài đô thị vô cùng yếu kém, đặt ra những vấn đề hết sức mới về kiểm soát và phát triển đô thị để đáp ứng biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh. Ông Dương Đức Tuấn cho biết TP Hà Nội đang thực hiện những công cuộc lớn liên quan đến quy hoạch, phát triển đô thị, kể cả định hình phát triển thủ đô, điều chỉnh sửa đổi và bổ sung Luật Thủ đô. TP Hà Nội đang thiết lập quy hoạch thành phố mới thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Công tác cải tạo, tái thiết đô thị cũng sẽ được Hà Nội ưu tiên thực hiện để tương thích, đng bộ với quá trình đô thị hóa; thiết lập không gian công cộng đa năng; cải tạo lại chung cư cũ toàn diện, giãn dân khu phố cổ.
Cũng như Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hòa Bình nói trong quá trình thực hiện các giải pháp phòng chống dịch Covid-19, thành phố đã nhận ra một số mặt hạn chế trong việc quy hoạch đô thị, quản lý quy hoạch đô thị. Hiện nay, TP HCM đang triển khai lập Đ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060. Phát triển và hoàn thiện quy hoạch không gian đô thị, hướng tới sự phát triển bền vững cần bổ sung yêu cầu nghiên cứu về khả năng chống chịu và thích ứng trước biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và dịch bệnh vào yêu cầu đối với điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đang triển khai. TP HCM xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch cụ thể, có phân kỳ hợp lý, gắn với ngun lực thực hiện; thể hiện được phạm vi về không gian - đất đai; lựa chọn những vấn đề bất cập ưu tiên giải quyết như liên kết vùng, phân bố dân cư, nhà ở, chất lượng sống, giao thông đô thị, quản lý ngập, sử dụng tài nguyên...
Theo ông Lê Hòa Bình, TP HCM sẽ bố trí các khu dân cư xây dựng mới đáp ứng nhu cầu ở của người dân thành phố và lao động nhập cư. Qua rà soát, hiện TP HCM có khoảng 700.000 căn nhà trọ cho người lao động thuê. Do đó, TP HCM sẽ có các biện pháp hỗ trợ để người dân cải tạo nhà trọ của mình. Cùng với đó là có chính sách tháo gỡ về thủ tục đầu tư để thu hút các nhà đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội, nhà phục vụ lưu trú công nhân mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn, đáp ứng điều kiện ở và phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới. Đng thời quy hoạch, định hướng hệ thống giao thông, chuỗi công trình công cộng - dịch vụ trong đô thị thích ứng trong giai đoạn bình thường mới.
Trong khi đó, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ cho biết địa phương này đã và đang thực hiện nhiều giải pháp để ứng phó, cũng như thích ứng trước các tác động lớn. Trong đó, Cần Thơ sẽ quan tâm, chú trọng thực hiện từ khâu quy hoạch cho đến dành ngun lực đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng, bảo đảm sự phát triển ổn định cho thành phố và tạo sự kết nối giữa các tỉnh, thành trong vùng. Chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển từng ngành, lĩnh vực, trong đó lng ghép triển khai các giải pháp ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu…
Đề xuất mô hình thành phố bọt biển TS Tim McGrath - chuyên gia dự án Thích ứng với biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL, cho biết dự án đang hỗ trợ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý và chính sách về đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, dự án cũng đề xuất áp dụng mô hình thành phố bọt biển (là thành phố mà khi nâng cấp hệ thống thoát nước cần ưu tiên giữ lại lượng nước mưa có hạn, tận dụng thoát nước một cách tự nhiên, nhằm xây dựng thành phố tích trữ, thoát và làm sạch nước mưa một cách tự nhiên) và nghiên cứu khả thi công trình hạ tầng chống ngập úng... |