Một góc phía Nam TP Hà Nội. Ảnh: Chiến Công
Tuy nhiên, tinh thần đẩy mạnh phân cấp, tăng trách nhiệm và tăng cường hậu kiểm ấy lại chưa được các điều khoản của Dự Luật trình ra lần này thể hiện đạt yêu cầu như mong muốn, để thực sự gỡ được vướng mắc cấp thiết.
Việc ban hành Luật Đầu tư công năm 2014 đến thời điểm này được nhận định đã khắc phục được nhiều bất cập lớn trong quản lý đầu tư công là dàn trải, thất thoát, lãng phí, nợ đọng, giúp kiểm soát từng đng tiền thuế của dân, giảm tình trạng cứ ghi tên dự án, công trình nhưng không có vốn.
Các quy định của luật cũng được đánh giá là tiến bộ, nhưng quá trình thực thi lại vướng mắc, trình tự thủ tục hành chính, thẩm quyền giao cho địa phương hay bộ ngành, việc phân quyền chưa rõ, nên quy trình phân bổ vốn đầu tư công vẫn “quá ôm đm”.
Một trong những vướng mắc bị “kêu” nhiều nhất trong 3 năm triển khai Luật là thủ tục giao vốn còn rất rườm rà. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến dự án bị chậm tiến độ triển khai. Trong việc phê duyệt chủ trương dự án và bảo đảm vốn cho dự án không khác nào câu chuyện “con gà có trước hay quả trứng có trước”, ràng buộc nhau.
Dù Luật mới được thi hành, nhưng “nếu không sửa kịp thời thì việc áp dụng Luật Đầu tư công sẽ khiến ngày càng có nhiều bất cập khi từ năm 2018 đã xuất hiện nhiều dự án mới, trong đó có cả các dự án không sử dụng vốn ngân sách”, đó là quan điểm nhận được nhiều sự đng tình.
Nhưng sửa như nào để gỡ được những điểm vướng trong thực thi vẫn có những quan điểm khác nhau về từng điều khoản luật điều chỉnh. Hầu hết ý kiến đều đng tình, điểm gốc rễ cần gỡ là đầu tư công là chưa phân cấp, phân quyền đúng mức cho cấp dưới và quản lý ngân sách Nhà nước còn phân tán. Bởi thế, khi thực hiện phần đầu tư công từ ngân sách địa phương, do địa phương quyết định thì thuận lợi, ít vướng mắc.
Còn phần ngân sách đầu tư công do T.Ư phân bổ cho các địa phương thì khó khăn và chậm. Do đó, trên cơ sở khung vững chắc của Luật Đầu tư công, cần tăng cường phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương một cách rõ nét trong quyết định, phê duyệt đầu tư. Nên giao cho một đơn vị đầu mối quyết định và chịu trách nhiệm đến cùng.
Như có đại biểu đã thẳng thắn: “Cấp trên hãy dũng cảm thôi “ôm”, không “ôm” và đoạn tuyệt cái “ôm” để phân cấp giao quyền, giao trách nhiệm cho bên dưới. Cấp trên chỉ hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra những việc làm của cấp dưới, cấp dưới chịu trách nhiệm về việc làm của mình theo quy định pháp luật. Phân cấp làm sao để một dự án di sản văn hóa trên 3 tỷ đng mà một địa phương từ miền Trung xa xôi không phải ăn trực nằm chờ ngoài Hà Nội hàng năm trời mà chưa xong thủ tục đầu tư”.
Từ những vướng mắc thực tiễn, hy vọng việc sửa đổi, bổ sung luật lần này sẽ giúp tăng quyền chủ động cũng như phát huy được trách nhiệm của cấp chính quyền địa phương, cơ quan quản lý Nhà nước trong sử dụng hiệu quả, đúng mục tiêu ngun vốn. Đng thời việc tập trung mạnh vào công tác hậu kiểm, sẽ tránh tình trạng dàn trải, lãng phí, gây thất thoát trong lĩnh vực đầu tư công và kiên quyết thu hi, xử lý trách nhiệm nếu sử dụng sai mục đích.