Hà Nội đề xuất đưa 4 huyện lên quận: Người dân "ngơ ngác" trong cơn sốt đất

15/03/2019 ,16:09
Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện ngoại thành lên quận đang là cái cớ để giới đầu nậu, cò đất dựa vào thổi giá.

1.jpg

Thông tin Hà Nội xin cơ chế đặc thù đưa 4 huyện lên quận vào năm 2020 khiến đất tại các khu vực ven đng loạt thiết lập mức giá mới

Gần đây, thị trường Hà Nội xuất hiện thông tin đất thổ cư, đất nền vùng ven đng loạt dậy sóng với mức tăng nóng 20-30%, thậm chí nhiều khu vực mức tăng đạt 70-100% chỉ trong vòng 2 tháng đầu năm 2019. Hoài Đức, Thanh Trì, Đông Anh, Gia Lâm – những huyện có thông tin lên quận vào năm 2020 là tâm điểm của những biến động ngoạn mục về giá. Trên thực tế, đất Hà Nội ở những khu vực trên có thực sự sốt nóng

Giá bán cao chót vót

Khảo sát các huyện trên, PV ghi nhận giá đất đang được các cò đất rao bán cao đột biến. Tại Đông Anh, các khu vực Xuân Canh, Nguyên Khê, Lễ Pháp, Thiên Ca, Trung Oai, Vĩnh Ngọc… giá đất đang bị đẩy lên gấp đôi, tức mức tăng đạt 100% so với thời điểm đầu năm 2018.

Đơn cử, đất tại khu đô thị Nguyên Khê được “hét” lên 28-30 triệu đng/m2 trong khi cùng kì năm ngoái giá rao bán là 15-17 triệu đng/m2. Đất tại Xuân Canh, giá bị đẩy từ 20 triệu đng/m2 lên 35-40 triệu đng/m2. Đất khu Lễ Pháp, Nguyên Khê giá rao tăng từ 15-18 triệu đng/m2 lên mức 30-35 triệu đng/m2…

Đất phân lô Ngũ Hiệp, Tứ Hiệp (Thanh Trì) cũng được nhiều môi giới báo giá khủng, dao động từ 55-65 triệu đng/m2 trong khi đầu năm 2018, giá đất chỉ dao động 30-40 triệu đng/m2. Tại Hoài Đức, đất mặt tiền quốc lộ thị trấn Trạm Trôi đang được chào giá 120-130 triệu đng/m2, thời điểm cuối năm 2017, giá chào bán là 80-110 triệu đng/m2, đất có vị trí đẹp tại các xã An Khánh, An Thượng được chào giá 30-37 triệu đông/m2 trong khi thời điểm đầu năm 2018, giá chỉ quanh quẩn 23-28 triệu đng/m2…

Tại Gia Lâm, đất trên đường An Đào A, Đào Nguyên A, giá chào bán hiện tại môi giới đưa ra dao động từ 38-45 triệu đng/m2, trong khi mức giá đầu năm 2018 là từ 32-36 triệu đng/m2. Đất mặt tiền Kiêu Kỵ, đường rộng 2 ô tô tránh nhau, giá chào bán là 25-32 triệu đng/m2, trong khi giá đầu năm dao động từ 20-23 triệu đng/m2. Đất mặt tiền, kinh doanh được tại thôn Ngọc Động (Đa Tốn) đang chào bán 22-25 triệu đng/m2, cùng kì năm ngoái mức giá chào bán là 17-20 triệu đng/m2… 

Người dân "ngơ ngác"

Chị N.H.Xuân, chủ 2 lô đất tại An Khánh (Hoài Đức) cho biết, suốt thời gian qua chị nhấp nhổm với thông tin đất Hoài Đức tăng giá. Chị đang chào bán 2 lô đất với mức giá tăng 50% so với thời điểm mua vào cách đây 1,5 năm nhưng rao bán cả tháng nay không hề có người hỏi mua.

“Đợt tháng 11 năm ngoái khi rao bán, tôi chỉ chào chênh 2 giá so với thời điểm mua vào. Thời điểm trước Tết, môi giới tư vấn tôi nên bán với giá tăng thêm 50% sau khi có thông tin lên quận. Tuy nhiên, ở cả thời điểm chỉ chào chênh 2 giá và tăng giá lên 50%, số người đến xem đất mà môi giới đưa tới rất ít. Đến giờ tôi vẫn chưa bán được đất”, chị Xuân cho biết. 

2.jpg

Người dân đến làm thủ tục đất đai tại bộ phận một cửa Đông Anh chiều 12/3. Ảnh: Nguyên Nguyên

 

Chiều 12/3, Bộ phận một cửa Đông Anh khá đông người. Theo tìm hiểu của PV, những giao dịch đất đai từ người dân thực hiện thủ tục hành chính đều không cho thấy giá đất tăng đột ngột. Mức giá giao dịch giữa người bán và người mua thấp hơn rất nhiều so với mức giá đang rao trên thị trường.

Một nhà đầu tư có mặt tại đây chia sẻ: “Do tâm lý nghỉ Tết, những tuần đầu sau Tết thị trường Đông Anh khá im ắng, giao dịch không sôi động. Khoảng hơn tuần nay, thị trường bắt đầu trở lại gung quay. Với các giao dịch đã được thực hiện, giá bán tăng rất nhẹ, khoảng 5% ở những lô đẹp, còn lại là không tăng so với thời điểm cuối năm”. 

Theo khảo sát của PV, tại Gia Lâm, nhiều người dân dường như “ngơ ngác” với thông tin đất tăng giá trong 2 tháng đầu năm. Bà Hoàng Năm, một người dân tại Đa Tốn cho biết: “Đợt trước, khi dự án Vincity Gia Lâm được khởi công xây dựng tôi cũng thấy thông tin sốt đất. Khi đó, một số người đầu tư có đến hỏi mua đất. Gần đây có thông tin lên quận thì cũng nghe phong thanh đất tăng giá. Nhưng từ sau Tết đến giờ, dân chúng tôi vẫn làm ăn, sinh sống bình thường, không sôi sục về chuyện đất cát vì không thấy người hỏi mua”. 

Như vậy, không khó để nhận ra thông tin lên quận với 4 huyện ngoại thành trên mới chỉ là đề xuất nhưng đã trở thành cái cớ để đầu nậu, cò đất các khu vực trên thổi giá. Trên thực tế, giá đất không hề tăng, nếu có chỉ tăng nhẹ khoảng 5%. Giám đốc một văn phòng nhà đất tại Gia Lâm xin giấu tên cho biết: “Tăng giá quá cao trong 1 thời gian quá ngắn với những thông tin chưa xác thực là điều bất thường của thị trường. Sốt đất ở miệng cò. Người mua phải rất cẩn trọng”.

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất