Theo tờ trình của UBND Hà Nội trình HĐND về việc kiện toàn các thôn, tổ dân phố trên địa bàn, hiện Hà Nội có 7.968 thôn, tổ dân phố. Trong đó có 4.115 thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập.
Dự kiến, tổng số thôn, tổ dân phố trên toàn thành phố sau khi sáp nhập là 5.136 (giảm 2.832 đơn vị). Với những thôn, tổ dân phố có quy mô hộ gia đình lớn, Hà Nội đề xuất căn cứ thực tế bổ sung thêm một cấp phó.
|
Sau khi sáp nhập, thành phố Hà Nội sẽ giảm được gần 3.000 thôn, tổ dân phố. Ảnh: Trần Kiên. |
Theo kế hoạch, UBND thành phố dự kiến sáp nhập 651 tổ dân phố ở quận Hoàn Kiếm để thành lập 132 tổ dân phố mới.
Ở quận Ba Đình, TP sáp nhập 320 tổ dân phố để thành lập 140 tổ dân phố mới; quận Hai Bà Trưng sáp nhập 742 tổ dân phố thành 240; quận Đống Đa sáp nhập 866 tổ dân phố thành 327; quận Hoàng Mai sáp nhập 640 tổ dân phố thành 208…
Để thuận lợi trong công tác quản lý thôn, tổ dân phố sau khi sáp nhập, UBND Hà Nội đề nghị đổi tên 226 thôn, tổ dân phố tại 9 quận, huyện.
Theo UBND thành phố, hiện nay còn 8 quận, huyện (Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Đông Anh, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Ứng Hoà, Mỹ Đức) có thôn, tổ dân phố trong diện phải sáp nhập nhưng chưa thực hiện việc kiện toàn do đa số các thôn trong diện phải sắp xếp đều có vị trí biệt lập, cách xa các thôn liền kề, thôn có nhiều đng bào dân tộc ít người sinh sống…
Trong cuộc họp phản biện đề án nêu trên, một số ý kiến trong MTTQ TP băn khoăn việc sáp nhập thôn, tổ dân phố sẽ gây khó khăn do địa bàn rộng, quy mô hộ gia đình tăng cao, địa điểm hội họp khó khăn, phong tục tập quán, tín ngưỡng khác nhau.
Các ý kiến này cũng cho rằng sau sáp nhập việc bầu trưởng thôn, tổ trưởng dân phố sẽ rất khó khăn do những người đảm nhận vị trí này thường có tuổi, sức khoẻ hạn chế, chế độ ưu đãi thấp. Và khi sáp nhập, tâm lý ai cũng muốn trưởng thôn, tổ trưởng là người địa phương mình…
Ủy ban MTTQ thành phố đề nghị ban soạn thảo đề án lưu ý việc Quốc hội đã đng ý cho Hà Nội thí điểm bỏ HĐND cấp phường. Khi không còn cơ quan dân cử cấp phường thì vai trò của tổ dân phố rất quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền lợi cho người dân.
Đng thời, MTTQ kiến nghị thực hiện đề án một cách cẩn trọng, chặt chẽ, trong quá trình sáp nhập phải tính đến các yếu tố, đặc điểm về văn hóa, tôn giáo của từng cộng đng...
Theo thông tư số 14 được Bộ Nội vụ ban hành cuối năm 2018, quy mô số hộ gia đình để thành lập thôn mới ở đng bằng sông Hng là 300 hộ trở lên; thành lập tổ dân phố mới ở Hà Nội là 450 hộ trở lên. Những thôn, tổ dân phố hiện nay có quy mô hộ gia đình dưới 50% quy định trên thì phải sáp nhập với thôn, tổ dân phố liền kề.