UBND TP Hà Nội vừa có công văn yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện, thị xã nghiêm túc thực hiện một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, tránh để xảy ra tình trạng bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Theo đó, UBND thành phố giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì công bố công khai các đ án về quy hoạch, tiến độ triển khai các dự án phát triển hạ tầng, các dự án bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn và việc sáp nhập, thành lập, nâng cấp đơn vị hành chính,... tại địa phương để minh bạch thông tin, ngăn chặn hiện tượng phao tin đn, đầu cơ nhằm đẩy giá để trục lợi bất hợp pháp.
Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) thực hiện quản lý, kiểm soát chặt chẽ công tác đấu giá đất, việc định giá đất bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản; tập trung rà soát, kiểm tra hoạt động của các tổ chức tư vấn đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường; đánh giá tình hình, kết quả đấu giá quyền sử dụng đất, đặc biệt là tác động của các trường hợp có kết quả đấu giá cao bất thường, có ý đ gây biến động lớn về giá để trục lợi,...
Sở Tài chính phối hợp Sở TNMT thực hiện quản lý, kiểm soát việc quản lý giá đất nhằm bảo đảm phù hợp điều kiện thực tế của các khu vực trên địa bàn, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản.
UBND thành phố giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội chỉ đạo các tổ chức tín dụng rà soát việc cho các nhà đầu tư vay tiền tham gia đấu giá đất, đầu tư các dự án bất động sản bảo đảm đúng quy định của pháp luật, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về cho vay vốn tín dụng,...
Sở Kế hoạch & Đầu tư phối hợp Sở Xây dựng kiểm tra, rà soát các dự án bất động sản đã có quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư, đặc biệt là các dự án bất động sản nhà ở cao cấp để xử lý theo hướng sau: Đối với các dự án bất động sản nhà ở trung, cao cấp đang tn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô căn hộ sang phân khúc bình dân thì cần giải quyết ngay thủ tục cho phép chuyển đổi; có giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đang tn tại đối với các dự án nhà ở xã hội, các dự án nhà ở phân khúc bình dân, giá thấp đang gặp khó khăn trên phạm vi địa bàn,...
Sở Xây dựng có trách nhiệm theo dõi, nắm bắt thông tin, tình hình diễn biến thị trường, thực hiện các biện pháp xử lý kịp thời bình ổn thị trường, không để xảy ra tình trạng tăng giá đột biến và bong bóng bất động sản trên địa bàn.
Đng thời, Sở Xây dựng tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh, môi giới bất động sản; có giải pháp phù hợp nhằm ngăn chặn hiện tượng tung tin đn, tạo hiệu ứng đầu tư theo tâm lý đám đông, gây bất ổn cho thị trường,...
Báo cáo mới đây của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) cho biết, Hà Nội không có dự án bất động sản mới nào về đô thị và nhà ở được phê duyệt trong năm vừa qua. Sản phẩm mới được chào bán chủ yếu là các dự án đã được phê duyệt từ giai đoạn trước.
Cụ thể, số lượng căn hộ được chào bán trên toàn thị trường năm 2021 đạt 16.841 sản phẩm. Lượng giao căn hộ dịch đạt 7.477/16.841 sản phẩm. Trong đó, căn hộ được chào bán phần lớn là hàng tồn từ các năm trước, chiếm hơn 80%.
Phân khúc căn hộ chủ yếu được chào bán là phân khúc trung và cao cấp, phân khúc binh dân hiện chỉ còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ (dưới 5%) và nằm ở các vùng ven của thủ đô. Tỷ lệ hấp thụ (bao gm cả căn hộ và thấp tầng, đất nền) quý đầu năm chỉ đạt gần 31% nhưng ssang quý cuối năm đã được cải thiện lên hơn 40%.
Đơn vị này cho biết, giá căn hộ chung cư tại Hà Nội trong năm vừa qua ghi nhận ổn định hoặc tăng nhẹ. Tuy nhiên, giá nhà đất biến động mạnh, bình quân tăng khoảng 20 - 30%. Đặc biệt một số vùng trước đó có mức giá thấp thì nay tăng khoảng 50% như Ba vì, Sơn Tây, Mê Linh, Sóc Sơn.
Cũng theo VARs, ngoài các dự án được phê duyệt đúng quy định, thị trường bất động sản tại thành phố Hà Nội còn xuất hiện nhiều bất động sản đất nền trong dân tham gia, tạo ngun cung cho thị trường, ước đạt hàng nghìn sản phẩm.
Một số địa phương xuất hiện nhiều sản phẩm đất nền của dân đang chào bán, điển hình như Ba Vì, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn.
Tại các khu vực đất đai tự phân lô bán nền của dân, hiện tượng rao bán nhiều, có thời điểm “nóng” nhưng giao dịch thực tế ít, chủ yếu là giữa các nhà đầu tư với nhau, lượng giao dịch thực cũng chỉ đạt khoảng 10 - 15% lượng chào bán.