Xây dựng hạ tầng xanh
Theo Sở QH-KT, mục đích đề án là nhằm xây dựng, cải tạo, hoàn thiện không gian khu vực kè bờ sông, bảo tn và phát huy giá trị môi trường tự nhiên, cảnh quan văn hóa và đặc trưng đô thị. Đng thời, từng bước xây dựng, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng xanh gắn với không gian mở đa chức năng, tạo điều kiện phát triển kinh tế dịch vụ ven sông.
Kết hợp các ngun lực đa dạng vào quản lý đầu tư xây dựng kết nối hiệu quả cơ sở hạ tầng và khai thác không gian kiến trúc cảnh quan trên địa bàn TPHCM đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng không gian sống đô thị.
Quy hoạch, đầu tư phát triển hành lang dọc sông Sài Gòn, cùng hệ thống kênh rạch, ao, h, mương nước dọc sông, hình thành một hệ thống hạ tầng xanh đa chức năng, bao gm chức năng về giao thông thủy, môi trường, văn hóa và kinh tế dịch vụ.
Hệ thống hạ tầng xanh có chức năng tích hợp giao thông và phát huy chức năng giao thông thủy, góp phần điều tiết nước, giảm ngập, cải thiện chất lượng môi trường sinh thái và thích ứng biến đổi khí hậu, hình thành chuỗi không gian cảnh quan đặc trưng về văn hóa lịch sử; đng thời thúc đẩy phát triển kinh tế dịch vụ, du lịch, giải trí và kinh tế cộng đng. Từng bước đẩy mạnh phát triển kinh tế dịch vụ, xây dựng hoàn thiện chuỗi không gian đô thị dọc bờ sông có đặc trưng, bản sắc đô thị sông nước, có sức hấp dẫn, thân thiện môi trường.
Xây dựng hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đa chức năng dọc theo bờ sông Sài Gòn, tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan kết nối các tiện ích công cộng, tạo điều kiện phát triển hoạt động kinh tế dịch vụ liên quan đến sông nước và hạ tầng xanh. Nâng cao khả năng ứng phó ngập lụt, biến đổi khí hậu, chống sạt lở. Xây dựng hoàn thiện cơ chế, công cụ quản lý tích hợp, đng bộ các ngành lĩnh vực, đáp ứng chủ trương quản lý phát triển hiện đại, hiệu quả, tạo ngun vốn và thu hút đầu tư phát triển thành phố.
Phát triển khu vực hành lang sông Sài Gòn
Từ 2020-2025 sẽ điều chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị và các công cụ quản lý phát triển khu vực hành lang sông Sài Gòn. Triển khai chương trình hành động thực hiện quy hoạch, bao gm triển khai các đ án, dự án cải tạo chỉnh trang hành lang sông Sài Gòn - bao gm các khu vực ưu tiên như khu trung tâm thành phố gắn với các đề án, chương trình phát triển kinh tế dịch vụ.
Trong 5 năm tới, cơ quan chức năng cũng ban hành và triển khai quy chế, quy định, hướng dẫn quản lý phát triển chiến lược hành lang sông nước, xác định các khu vực ưu tiên. Sau đó, triển khai một số dự án điển hình về đầu tư cơ sở hạ tầng xanh tích hợp gắn với phát triển và tái thiết đô thị, kích hoạt các hoạt động du lịch và kinh tế dịch vụ.
Giai đoạn từ 2025-2045: Triển khai các dự án về đầu tư, kết nối hoàn thiện cơ sở hạ tầng xanh tích hợp liên vùng, liên khu vực, phát huy các hoạt động du lịch và kinh tế dịch vụ giải trí theo kế hoạch. Hoàn chỉnh các công cụ quản lý đng bộ dọc theo lưu vực sông. Liên tục rà soát, nghiên cứu, cập nhật và hoàn thiện các pháp lý quản lý khu vực dọc bờ sông theo hướng đảm bảo lợi ích chung của thành phố và liên vùng.
Khuyến khích sự tham gia của đa dạng các ngun lực xã hội, phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển liên vùng. Qua đó, ứng dụng nhân rộng cách làm trên phạm vi toàn TPHCM và vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu thị trường, yêu cầu phát triển chung.
Để đạt được mục tiêu theo lộ trình nêu trên, đề án đưa ra một số nhóm giải pháp như: nhóm giải pháp quy hoạch - kỹ thuật và nhóm giải pháp về cơ chế - chính sách.
Theo đó, nhóm giải pháp quy hoạch - kỹ thuật sẽ phân vùng theo không gian kiến trúc cảnh quan của sông Sài Gòn. Đối với vùng thượng lưu sông Sài Gòn, phối hợp các tỉnh đầu ngun như Bình Phước, Tây Ninh quản lý đầu ngun nước, phòng ngừa ô nhiễm và suy thoái hệ sinh thái nước đầu ngun. Xem xét, tính toán đến việc kết nối 2 bờ bằng cầu đường bộ, thúc đẩy liên kết vùng TPHCM.
Đối với vùng trung lưu, hạ lưu: với khu vực sông Sài Gòn đi qua khu trung tâm hiện hữu, đây là khu vực có nhiều hoạt động thương mại dịch vụ và có tiềm năng phát triển kinh tế dịch vụ ven sông, nên cần được ưu tiên triển khai trong giai đoạn 2020- 2025, nhằm xây dựng kết nối và đng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng, gm bờ kè sông, cầu cảng bến thủy, các tuyến đi bộ, xe đạp, bến bãi trung chuyển kết nối không gian mở công viên cây xanh và quảng trường đô thị.
Nhóm giải pháp về cơ chế - chính sách cần quan tâm đến giải pháp tài chính, đầu tư, ngun nhân lực và cơ chế thực hiện. Trong đó, nguyên tắc tài chính dựa vào ngun vốn đầu tư cơ sở hạ tầng từ giá trị hình thành do đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng cơ chế tài chính nhằm thu hút vốn từ các ngun lực xã hội.