Làm thế nào khi nhà ở bị thót hậu, đoản hậu

24/12/2017 ,19:14
Tôi định bán nhà, tìm nơi ở mới nhưng những người tới mua đều chê nhà thót hậu, không mua hoặc trả giá rẻ. Xin hỏi chúng tôi nên làm thế nào để cải thiện tình hình trước mắt. Về lâu dài, có cách nào xử lý phong thủy đối với nhà thót hậu như nhà tôi không?

Bạn đọc yêu cầu tư vấn: Sau khi chuyển về nhà mới được hơn một năm thì việc làm ăn của tôi có nhiều sa sút, trong gia đình xảy ra những chuyện không như ý, nhất là sức khỏe của vợ chng, việc học hành của con cái. Nhiều lúc miếng ăn tưởng đến miệng ri lại bị tuột mất. Khó khăn này giải quyết chưa xong thì rắc rối khác đã xuất hiện. Vợ chng tôi nhiều khi ăn ngủ không yên, luôn cảm thấy lo lắng, bất ổn.

Ngôi nhà ống 41m² trên đất méo nhưng với thiết kế tài tình, góc ...

Tôi tìm hiểu qua sách vở, mạng internet thì thấy rằng nguyên nhân khiến vận khí gia đình ngày càng đi xuống là do nhà ở của chúng tôi bị "thót hậu". Thực tế mảnh đất nhà tôi có mặt tiền 6,5m, mặt hậu 6,2m và chiều sâu là 12,5m; sau nhà là ngõ phố, dưới mặt ngõ có rãnh thoát nước chung. Khi xây nhà chúng tôi đã xây hết diện tích nên bị "thót hậu" và "đoản hậu".

Sách báo và mạng phong thủy nói phía sau không có nhà hàng xóm liền kề hoặc không có cao ốc để dựa là thiếu Huyền Vũ; tối kỵ sau nhà bị trũng hoặc có đường cống, hố sâu...  Phạm cấm kỵ này thì càng về sau gia chủ càng dễ lâm vào cảnh khó khăn, bi đát.

Sau nhà cũng là cung quý nhân, thót hậu, khuyết hậu thì không được quý nhân phù trợ, dần dần sẽ suy bại, sinh ra ốm đau nghèo khó, con cái không thể phát triển được. Thiếu Huyền Vũ nên không có chỗ nương tựa, như người đi một mình trong đêm tối, luôn lo lắng bất ổn...

Vợ chng tôi đã mời thầy phong thủy giúp hóa giải, nhưng các giải pháp như xây thêm một bức tường ép sát sau nhà, chôn đá "thái sơn thạch tại thử" dưới mặt ngõ sau nhà, đắp thêm bê tông thành hình mai con rùa sát sau tường hậu, nuôi rùa hoặc đặt một con rùa đá trong nhà, hoặc treo tranh con rùa trên tường hậu giống như cách hóa giải "khuyết hậu" cho nhà chung cư từ tầng 2 trở lên...

Thậm chí một thầy phong thủy bảo chúng tôi nên đổi mặt tiền từ phía trước ra phía sau để thành "nhà nở hậu", sau đó trấn yểm vì đổi mặt tiền thì hướng nhà không hợp với tuổi của tôi.

Chúng tôi đã đặt rùa đá và treo tranh hình rùa trên tường hậu nhưng không hiệu quả. Tôi định bán nhà, tìm nơi ở mới phù hợp. Tuy nhiên, những người tới mua nhà đều chê nhà thót hậu, không mua hoặc trả giá rẻ.

Xin hỏi chúng tôi nên làm thế nào để cải thiện tình hình trước mắt. Về lâu dài, có cách nào hóa giải triệt để sát khí cho những trường hợp nhà thót hậu như trường hợp của gia đình tôi hay không

Trả lời: Bất kỳ ngôi nhà nào cũng phân biệt sơn và hướng. Sơn là phần diện tích đất trống sau nhà hoặc lòng nhà phía tường hậu, gọi chung khu vực này là "hậu" hay "sơn chủ". Nhà ở đô thị hoặc chung cư ít khi có vườn hoặc đất trống nên "hậu" là phần diện tích lòng nhà ở khu vực tường hậu.

Sơn chủ là cung quý nhân, quản về nhân sự, phúc đức; hướng nhà quản về công danh, tài vận. Sơn chủ bị xung phạm dễ dẫn đến đau ốm bệnh tật, vận khí hao tán, sự nghiệp - công việc gặp nhiều trắc trở, gia đạo suy bại...

Các phái phong thủy đều cơ bản thống nhất với nhau trong quan niệm về sơn chủ - "hậu". Nhưng trong trường hợp nhà ở của bạn, chúng tôi xin khẳng định rằng lỗi không phải do "thót hậu, đoản hậu".

Để giải quyết vấn đề này, trước hết chúng ta cần phân biệt rõ ý nghĩa và phạm vi ứng dụng các khẩu quyết phong thủy, địa lý.

"Hậu" hay "Huyền Vũ" là thuật ngữ trong các sách địa lý, như Địa lý chính tông, Địa lý chỉ mông hoặc sách của Quách Phác, Dương Quân Tùng... Khi hình dung về phương vị của trời đất, người ta nói: Tiền Chu Tước (chỉ hướng Nam, sau này còn dùng để chỉ phía trước), hậu Huyền Vũ (hướng Bắc, phía sau), tả Thanh Long (hướng Đông, phía tay trái), hữu Bạch Hổ (hướng Tây, phía tay phải).

Do đặc điểm thời tiết, gió chủ yếu thổi theo hai mùa nóng (gió nam) và lạnh (gió bắc) nên Huyền Vũ phải có núi che chắn, vừa to lớn vừa kín đáo. Các thày địa lý khi chọn đất xây dựng thành trì, cung điện, làng mạc, thậm chí là nhà ở đều yêu cầu "hiệu sơn hướng thủy" nghĩa là dựa vào núi để chắn gió bắc, trước nhà có nước để hội tụ làm mát gió nam và tiện sinh hoạt, phát triển.

Nói cách khác, về khu vực địa lý thì làng mạc, thành quách, nhà ở hay nghĩa trang, m mả cũng vậy, đều phải quay lưng về phía có núi non hoặc đất cao rộng để đảm bảo "nở hậu". Huyền Vũ lý tưởng phải có thái tổ sơn - tổ sơn - phụ mẫu sơn liền mạch với nhau, nối với chủ sơn ri mới đến kết huyệt. Nghĩa là Huyền Vũ của một huyệt kết phát phải rất lớn, rất rộng thì vượng khí mới bền vững.

Ngày nay nhiều người nhầm lẫn giữa nội hàm khái niệm của địa lý và phong thủy nên khi mua bán nhà đất thích "nở hậu", chê bai "thót hậu". Phong thủy khác địa lý ở chỗ nó tập trung giải quyết những vấn đề của từng ngôi nhà cụ thể. Địa lý chọn đất xây dựng thành trì, làng mạc; phong thủy thiết kế chi tiết cho từng căn nhà trong thành phố, làng mạc đó.

Phong thủy không dùng các thuật ngữ "nở hậu, thót hậu, khuyết hậu" để bàn về lành dữ của nhà ở, nhất là nhà ở tại những nơi dân cư đông đúc, đô thị hiện đại. Mỗi không gian sống (nhà riêng, căn hộ...) là một tiểu vũ trụ, gắn liền với tiểu thái cực là trung tâm nhà và sơn chủ.

Nhà có nội khí và ngoại khí. Nội khí được xác định tốt - xấu, vượng - suy thông qua tương quan giữa sơn chủ với hướng nhà và các kiến trúc chức năng như bếp, phòng ngủ, phòng thờ, vệ sinh, cửa chính, hành lang, bể nước, màu sắc, chất liệu xây dựng, tạo hình... Ngoại khí gm đường đi lối lại, vườn tược (nếu có), các kiến trúc liền kề và điều kiện môi trường xung quanh...

Nội khí mạnh (vượng) thì ngoại khí không xâm phạm. Đối với nhà ở đô thị (gm cả trường hợp của bạn), vấn đề không nằm ở việc nền móng "thót hậu, đoản hậu", mà quan trọng nhất là xác định chính xác vị trí thái cực và sơn chủ.

Chỉnh trang cho sơn chủ vuông vắn, vững chãi sẽ giúp vận khí gia đình luôn ổn định, nhân đinh, điền sản đều hưng vượng. Sơn chủ phải sáng sủa, sạch sẽ ngăn nắp mới có thể tàng phong tụ khí. Muốn thăng quan phát tài, con cháu hiếu thuận, hiển tổ vinh tông, giàu sang phú quý thì phải tu tạo giữ gìn sơn chủ. Sơn bị xung sát, phá vỡ thì tốt dần dần sẽ hóa xấu.

Nhà ở bị thót hậu tức là mặt trước rộng hơn mặt sau. Khi định vị điểm thái cực của căn nhà phải lấy độ dài của mặt hậu làm chuẩn, kẻ một đường vuông góc với cạnh mặt tiền để nền nhà vuông vắn. Kẻ tiếp hai đường chéo trên mặt nền để xác định vị trí trung tâm, tức là ngôi thái cực của mảnh đất.

Đặt la bàn tại điểm thái cực vừa tìm được để định vị hướng nhà, vị trí cửa chính, bếp, phòng ngủ, phòng thờ, cầu thang, vệ sinh, bể phốt, bể nước, hành lang thông phòng, cửa sổ... Toàn bộ hệ thống này được thiết kế đúng phong thủy thì nội khí hưng vượng, ngược lại sẽ tạo ra sát khí.

Hoạch định phong thủy xong vẫn xây dựng hết diện tích đất vốn có, vì đã xác định đúng thái cực, sơn chủ và hướng nhà. Phần diện tích "thừa" không thể lớn hơn tổng diện tích mặt bằng nên "khí trường" không thể ảnh hưởng đến toàn cục...

Trường hợp nhà bạn, do mặt tiền 6,5m, mặt hậu 6,2m và chiều sâu 12,5m nên khí trường của phần diện tích "thừa" rất nhỏ, không ảnh hưởng đến vận khí của gia trạch. Độ chênh lệch giữa mặt tiền và mặt hậu chỉ 30cm, nếu cẩn thận thì có thể xây tường "lấp" phần diện tích "xéo lá cờ" đó lại là được.

Về nguyên lý, nếu phần diện tích "thừa" do thót hậu tạo ra nhỏ hơn 1/9 tổng diện tích mặt bằng thì chỉ cần xác định đúng điểm thái cực theo phương thức nêu trên để định vị các kiến trúc nội thất phối hợp. Nếu diện tích "thừa" lớn hơn 1/9 nhưng bé hơn 1/5 tổng diện tích mặt bằng thì nên thiết kế phần diện tích "thừa" đó thành một phòng riêng. Nếu diện tích "thừa" bằng khoảng 1/3 tổng diện tích mặt bằng thì phải xử lý phong thủy theo nguyên tắc xây nhà hình chữ L.

Chúng tôi cho rằng, tình trạng "thót hậu, đoản hậu" trong ngôi nhà của bạn không ảnh hưởng đến vận khí, không phải là nguyên nhân xảy ra những vấn đề trong gia đinh như bạn nêu trong thư gửi tòa soạn. Tốt nhất bạn nên mời thầy phong thủy có kinh nghiệm thực tế xem xét tổng thể, qua đó có giải pháp "đúng bệnh", tiết kiệm, mỹ quan và hiệu quả nhất./.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất