Lỗi quy hoạch: Quan trọng là cách “vá”

11/09/2018 ,16:46
Tại phiên thảo luận “Quy hoạch đô thị - Con đường của tương lai” trong khuôn khổ IREC 2018, các chuyên gia quốc tế đã thẳng thắn nhìn nhận những khó khăn, vướng mắc trong câu chuyện quy hoạch đô thị. Tuy nhiên, điểm khác biệt với Việt Nam là họ “vá” lỗi quy hoạch bằng tầm nhìn dài hạn, với những giải pháp gắn liền với thực tiễn.

Vấn đề không của riêng ai

Ở Việt Nam, những tn tại cố hữu về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng...  thể hiện ở việc quản lý sử dụng đất đô thị đang mâu thuẫn với mục tiêu môi trường. Hạ tầng giao thông còn bất cập, phát triển chưa cân đối và đng bộ với quy hoạch dân cư. Đặc biệt, nhiều khu đất tại vị trí đắc địa mặc dù đã có chủ đầu tư nhưng vẫn để trống làm giảm hiệu quả sử dụng đất ở đô thị. Ngoài ra, không gian xanh, tiện ích công cộng, giao thông thiếu trầm trọng, chưa xứng tầm với quy mô của các đô thị lớn.Song, câu chuyện này không chỉ xảy ra với riêng Việt Nam. 

Ông Tom Berge, Ủy viên Hội đng quy hoạch đô thị của California (Mỹ), cho biết giống như nhiều thành phố trên thế giới, Mỹ cũng gặp phải khó khăn chung trong quy hoạch đô thị,chẳng hạn như phải giải quyết các câu chuyện về mật độ dân số đông,đảm bảo giá nhà hợp lý, không gian xanh...

Lỗi quy hoạch: Quan trọng là cách “vá”

Ông Tom Berge, Ủy viên Hội đng quy hoạch đô thị của California (Mỹ).

Còn tại Philippines, quốc gia này cũng đang gặp vấn đề ùn tắc giao thông. “Đáng lẽ việc xây dựng đường xá phải nghĩ đến người đi bộ. Song, GDP của chúng tôi tăng nhanh, khi mức thu nhập bình quân đầu người tăng lên, người ta có thể mua 1 - 2 xe hơi là bình thường. Điều này khiến vấn đề ùn tắc giao thông ngày càng nghiêm trọng hơn. Với những thách thức đó, các nhà quy hoạch đô thị ngày càng gặp phải những câu hỏi hóc búa cần giải đáp”, ông Remigio Ramirez, nhà quy hoạch môi trường/đô thị Philippines chia sẻ tại IREC 2018.

Theo ông, Philippines vẫn đang trong giai đoạn khắc phục thực trạng này vì đường phố hiện nay có quá nhiều xe hơi mà không thể mở rộng đường theo sự tăng trưởng của xe hơi. Chính phủ Philippines cũng sẽ áp dụng các kinh nghiệm quản lý của Singapore trong việc quản lý và sử dụng xe hơi. Quốc gia này đang nghiên cứu tính khả thi của tàu điện ngầm ở các địa phương khác nhau.

“Vá” lỗi quy hoạch bằng cách nào

Singapore là một đất nước với những kinh nghiệm về quy hoạch đô thị đáng để nhiều nước trên thế giới phải học tập.

Ông Harry Yeo, nguyên Chủ tịch Viện Bất động sản Singapore,cho biết Singapore là một đảo quốc rất nhỏ,chỉ với khoảng 700km2, do đó vấn đề quy hoạch đô thị có vai trò quan trọng với đất nước này.

Theo ông, quy hoạch tổng thể 1/5.000 có từ rất sớm (năm 1971) và được các nhà đầu tư tuân thủ đầu bài cho đến nay. Quy hoạch tổng thể Singapore có phân ra từng khu nhà cao tầng (trên 10 tầng), cao trung bình (3 - 10 tầng) và thấp tầng (1 - 2 tầng) và có tính đến bảo tn kiến trúc cổ cũng như bản sắc văn hóa của 4 tộc người (bản địa, Hoa, Malaysia và Ấn Độ). 

Bản quy hoạch tổng thể cũng thể hiện việc kết nối hạ tầng (nước sạch, thoát nước, xử lý nước thải, điện, điện thoại…) được Nhà nước đầu tư. Do tập trung phát triển ngành công nghiệp sạch nên Singapore xây dựng các khu đô thị vệ tinh, giảm chi phí đi lại, tiết kiệm sinh hoạt.

Mặc dù diện tích hạn chế nhưng Singapore cũng dành nhiều quỹ đất cho phát triển các dự án Nhà ở xã hội để người dân có thể dễ dàng tiếp cận với nhà ở. Bên cạnh đó, một điều mà các nhà quy hoạch tại Singapore luôn chú ý, đó là đảm bảo quy hoạch đô thị vẫn có các không gian xanh, tiện ích tốt nhất. 

“Ở Singapore, chúng tôi có kế hoạch quy hoạch tổng thể dài hạn 5 - 10 năm. Chúng tôi phân vùng quy hoạch cho kinh doanh và nhà ở riêng biệt. Nếu đã quy hoạch cho kinh doanh thì sẽ không có nhà ở. Cảng vụ của Singapore là cơ quan bận rộn nhất thế giới. Vì Singapore quy hoạch rất tốt nên không có tắc đường”, ông Harry Yeo cho biết.

Singapore có sân bay tốt nhất trên thế giới trong 6 năm nay, và đảo quốc sư tử này dự định sẽ mở ra nhà ga hàng không số 5 để đáp ứng được nhu cầu đi lại của cả những quốc gia đông dân số nhất thế giới. “Để đón đầu tương lai, chúng ta cần quy hoạch đô thị tốt từ bây giờ”, ông Harry Yeo phát biểu.

Lỗi quy hoạch: Quan trọng là cách “vá”

Ông Soichrio Takamine, Phó vụ trưởng, Ban quy hoạch đô thị, Cục Đô thị - Bộ Đất đai hạ tầng giao thông (MLIT) Nhật Bản.

Nhật Bản cũng là một đất nước đáng học hỏi về quy hoạch đô thị. Ông Soichrio Takamine, Phó vụ trưởng, Ban quy hoạch đô thị, Cục Đô thị - Bộ Đất đai hạ tầng giao thông (MLIT) Nhật Bản, cho biết cách đây vài ngày, Nhật Bản có một trận động đất ở Hokkaido. Động đất gây ra rất nhiều tác động, đặt ra nhiều vấn đề trong quá trình quy hoạch đô thị của quốc gia mặt trời mọc này.

“Dân số Nhật Bản đang phát triển ngày càng lớn và chúng tôi đặt ra yêu cầu quy hoạch phải đảm bảo yếu tố môi trường. Đng thời, trong quy hoạch, Nhật Bản chú trọng yếu tố bảo tn. Chính quyền địa phương tuân thủ quy định rất tốt về quy hoạch đô thị. Bối cảnh xã hội cũng đã thay đổi nhiều nên quy hoạch đô thị cũng phải phát triển theo. Chúng tôi phải đảm bảo hài hòa giữa phát triển xã hội và phát triển đô thị”, đại diện Nhật Bản cho biết.

Cũng theo ông Soichrio Takamine, các thành phố ở Nhật Bản được phát triển dựa trên hạ tầng trước đây. Trên đường phố có không gian cho người đi bộ, cấp thoát nước. Nhà cửa được xây dựng trên quy hoạch tốt sẽ đủ không gian như vậy. Theo ông, khi kiểm soát tốt quy hoạch, chúng ta sẽ có các không gian thuộc quản lý khu vực công và khu vực tư nhân. “Bây giờ, với thực tế dân số Nhật Bản giảm đi, chúng tôi cũng phải tính đến và thay đổi về quy hoạch trong tương lai để không chỉ duy trì tốt quy hoạch về hạ tầng mà phải tối ưu công năng của hạ tầng trong tương lai”, ông Soichrio Takaminecho biết.

Vị này cũng nhấn mạnh, quy hoạch đô thị cần ứng dụng công nghệ vào để quản lý tốt hạ tầng, tăng cường kết nối các mạng lưới, hệ thống, bố trí khu dân cư gần các phương tiện công cộng để phát triển hệ thống giao thông công cộng, giảm tải tắc đường và ô nhiễm môi trường. Trong quá trình quy hoạch, Nhật Bản cũng đề cao thúc đẩy các hình thức mới giúp người dân có cuộc sống thoải mái hơn.

Một nguyên tắc thiết yếu trong quy hoạch đô thị được đại diện Philippines nhắc đến, đó là tại đất nước này, quy hoạch cần tham khảo ý kiến người dân. Vị này cho biết: “Do có nhiều cơn bão nên chúng tôi phải quy hoạch, xây dựng phù hợp để ứng phó với tình trạng khẩn cấp. Chính phủ cũng như chính quyền trung ương phân bổ ngun ngân sách để có những thiết bị vệ tinh phục vụ trong cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu”.

Còn ông Tom Berge thì cho biết, quỹ đất đô thị tại California, đặc biệt là Nam California đang ngày càng ít đi. Do vậy, giải pháp mà khu vực này đưa ra để giải quyết vấn đề về quy hoạch là phát triển đô thị theo chiều cao. 

“Các bạn cũng biết là mật độ xây dựng ở các khu trung tâm California đang rất cao. Giải pháp ở đây là khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng, không khuyến khích sử dụng phương tiện cá nhân. Đng thời, xây dựng hệ thống khép kín, ví dụ bên trên là nhà ở thì bên dưới là trung tâm mua sắm”, ông Tom Berge nói.

Bên cạnh đó, California cũng khuyến khích các chủ đầu tư dành một quỹ đất, quỹ nhà cho các nhóm đối tượng có thu nhập thấp.

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất