Thứ nhất, phòng vệ thương mại đã được sử dụng để bảo vệ ngành sản xuất trong nước. Tính tới cuối năm 2018, tổng cộng Việt Nam khởi xướng 7 vụ điều tra nhắm vào thép nhập khẩu, chủ yếu bao gm phôi thép, thép dài và tôn mạ. Trong đó, nổi bật là thuế chống bán phá giá áp lên phôi thép, thép dài (2016) và thuế chống bán phá giá áp lên tôn mạ (2016 và 2017) có tác động lớn trợ giá nội địa, giúp các nhà sản xuất thép trong nước tăng tiêu thụ, giành lại thị phần từ tay hàng nhập khẩu, chủ yếu là thép Trung Quốc.
Thứ hai, khối sản xuất trong nước đã phát triển rất nhanh chóng trong vài năm vừa ri để đáp ứng nhu cầu thép trong nước, đặc biệt để thay thế hàng nhập khẩu. Trong 4 năm 2015-2018, ngành sản xuất thép xây dựng, ống thép và tôn mạ đã tăng lần lượt 51%, 69% và 40% sản lượng sản xuất, cho thấy giảm nhập khẩu thực chất là thành quả của việc phát triển ngun cung trong nước. Thêm nữa, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế vĩ mô liên quan đến công ăn việc làm và cán cân thương mại.
Sản lượng thép cán nóng tăng 29 lần trong giai đoạn 2015-2018 là minh chứng rõ nhất của phát triển chiều sâu của ngành thép nội địa. Đặc biệt, việc Việt Nam lần đầu sản xuất thép cán nóng- nguyên liệu chính trong sản xuất ống thép và tôn mạ cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu nhập khẩu thép giảm.
Đây có thể được coi là thành tựu nổi bật của ngành thép nội địa khi trước đây hàng năm nhập khẩu thép cán nóng lên tới 6 triệu tấn, tổng giá trị hơn 3 tỷ USD để phục vụ nhu cầu sản xuất tôn mạ và ống thép. Trong tương lai, nhập khẩu thép sẽ còn tiếp tục giảm khi Việt Nam tiến tới tự chủ hoàn toàn ngun cung thép cán nóng nhờ Formosa và Hoà Phát.
Trong tương lai, mặc dù không còn tăng quy mô mạnh, ngành thép sẽ chuyển hướng tập trung vào kéo dài chuỗi sản xuất về phía thượng ngun để thay thế nhu cầu nhập khẩu bán thành phẩm. Khi hai lò cao của Formosa cũng như dự án thép cán nóng của Hòa Phát đi vào hoạt động đầy đủ, lượng thép nhập khẩu kì vọng sẽ tiếp tục được kéo giảm thêm nữa.