Nghề môi giới bất động sản: Đừng gọi tôi là cò! Phần 1

05/09/2019 ,15:58
Cò là cách gọi những người làm công việc không chính đáng, sử dụng mánh khóe để trục lợi. “Còn chúng tôi, hàng ngày đến văn phòng làm việc đàng hoàng, tư vấn tận tình cho khách chọn sản phẩm nhà đất ưng ý… Tại sao lại gọi chúng tôi là cò” – một môi giới BĐS tâm sự.

Có thể nói, bất động sản là một ngành, nghề mà bất cứ ai cũng muốn hướng tới. Các tỷ phú giàu nhất thế giới đều “phất” lên từ đó, điển hình như Tổng thống Donald Trump hay tỷ phú Phạm Nhật Vượng với những thành công từ bất động sản.

Thực tế, người làm kinh doanh ở mọi ngành nghề sau cùng cũng nghiên cứu và đầu tư bất động sản (BĐS) để tích lũy tài chính, mở rộng kinh doanh. Bởi thế, ngành nghề mà mọi người tìm đến đó chính là nghề môi giới BĐS.

 

“Cò” hay môi giới

 

Nghề BĐS được gọi là môi giới, hay một số người ít hiểu nghề này thì lại bảo là “cò đất”. Và chắc hẳn ai đã từng bước vào nghề môi giới BĐS đều có vô vàn cảm xúc. Vậy bao nhiêu người đi được trên con đường này và bao nhiêu người tìm được đích đến

Chị H., một môi giới tại Đà Lạt chia sẻ, mỗi lần về quê dịp Tết, chị đi thăm họ hàng và luôn nhận một loạt câu hỏi “muôn thuở” như bao giờ lấy chng, làm công việc gì, lương bao nhiêu… Khi trả lời rằng đang làm môi giới BĐS, chị H. “lãnh” tiếp một tràng các câu hỏi, phán xét dn dập: “À, cò đất hả con, cái này ai chẳng làm được, đi làm công ty nào Làm nghề này chắc nhanh giàu lắm hả con Lương một tháng chắc được cả trăm triệu nhỉ Thôi hay ráng kiếm anh đại gia đi, chứ làm nghề này nhiều cám dỗ, cẩn thận hư hỏng!”

Mỗi lần nghe đến đây, chị H. chỉ biết cười trừ cho qua chuyện. “Thôi đã lỡ chọn nghề ri, cứ làm thôi”, chị bảo. Những câu nói nghĩ là hỏi thăm, quan tâm của gia đình và bạn bè đôi khi lại làm nhói lòng những người như chị H. - những người đang làm môi giới BĐS.

Thực tế, đại đa số khách hàng Việt Nam vẫn chưa hiểu hết được giá trị của nghề môi giới BĐS, cũng như chưa phân định rõ ràng ranh giới giữa “Cò đất” và Môi giới BĐS.

Ai cũng có thể làm BĐS…

Ai cũng có thể làm người giới thiệu, là cầu nối để mua bán nhà đất. Tuy nhiên, trở thành một môi giới BĐS chuyên nghiệp, có nghiệp vụ là cả một quá trình khó khăn. Nghề làm BĐS không chỉ đòi hỏi rất nhiều kiến thức tổng hợp, kiến thức chuyên ngành, kỹ năng giao tiếp… mà còn là kiến thức văn hóa - nghệ thuật, kiến thức về các ngành nghề khác nhau, sự trải nghiệm mà hơn hẳn đó là duyên.

Anh T., một môi giới BĐS đang làm cho một công ty chuyên bán căn hộ, dự án chia sẻ: “Cái duyên đưa mình đến nghề rất dễ dàng, qua bạn bè giới thiệu mình tìm đến công việc và hy vọng thử sức khi còn tương đối trẻ. Lúc ấy, mình không có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, nhìn mấy anh chị đi trước hàng ngày mặc vest sang trọng, lịch sự đi trong các tòa cao ốc, được tiếp xúc với toàn khách hàng thượng lưu…

Nhưng đúng thật chẳng ai cho không ai điều gì, và chẳng có đng tiền chân chính nào kiếm ra một cách dễ dàng. Và sự quan trọng của kiến thức tổng hợp là điều mình không thể phủ nhận . Không biết may mắn thế nào, mình đã từng chốt một hợp đng 3 tỷ nhờ một ly rượu vang. Bởi vị khách của mình rất thích rượu vang, mà vô tình thời còn là sinh viên, mình có làm thêm ở một công ty rượu vang và có ít kiến thức cơ bản.

Thế là vị khách thích thú khi nói chuyện với mình. Ngoài sự nhiệt tình, kiến thức mình có thì thật sự đó là điều may mắn. Đối với mình, khi làm nghề này, mỗi ngày lại là một điều mới để trải nghiệm và học hỏi, và phải không ngừng học hỏi”.

Môi giới BĐS là một nghề được pháp luật công nhận và có chứng chỉ nghề nghiệp riêng. Tháng 12/2011, Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam chính thức được thành lập.

 

7-mo-hinh-can-ho-8x-plus-1442246739.jpg

 

Trước đây, người muốn được cấp chứng chỉ hành nghề môi giới BĐS chỉ cần học qua một lớp đào tạo cơ bản ngắn, sau đó nộp đơn xin cấp chứng chỉ hành nghề tại Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố.

Hiện nay, người dự thi sát hạch bắt buộc phải thi các nội dung kiến thức cơ sở, gm pháp luật về kinh doanh BĐS, thị trường BĐS, đầu tư BĐS, phòng chống rửa tiền trong kinh doanh BĐS... mới được cấp chứng chỉ hành nghề (theo Thông tư 11/2015/TT - BXD).

Có không ít môi giới BĐS chia sẻ điều tương tự như anh T. và đng tình rằng, ngoài kiến thức chuyên môn vững chắc, kiến thức tổng hợp di dào, kỹ năng giao tiếp và đàm phán tốt, thì chữ duyên lại rất quan trọng. Có nhiều người cố gắng cả một thời gian dài vẫn không ký được hợp đng nào, nhưng cũng có người vừa bước vào nghề đã vô tình gặp được khách hàng tiềm năng và “chốt” hợp đng thành công.

 

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất