Hãy tham khảo cùng tôi nhé, tôi sẽ chia sẻ với bạn “tất tần tật” mọi thứ mà tôi biết!
Xuất hiện vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, trường phái cổ điển giữ vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của kiến trúc nhân loại. Ngày nay, đ nội thất kiểu cổ đang ngày càng khẳng định vị thế khi được ưu ái xuất hiện thường xuyên trên các kênh truyền hình và tâm lý chung của mọi người đều muốn sở hữu một căn nhà khác biệt so với những căn nhà hiện đại khác.
Bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu được ngủ trong một khách sạn 5 sao tại trung tâm thương mại sang trọng nào đó ở Paris, Ai Cập hay Hy Lạp như ghế Klismos, đàn lia, đôi cánh griffins… ngay tại nhà mình Sự hấp dẫn đó đã hướng khách hàng lựa chọn trường phái nội thất cổ điển.
Màu sắc thường được lựa chọn là những tông màu nâu, màu tràm và màu xanh rêu phối hợp cùng với màu vàng đất, vàng kem của tường, cột cho căn nhà trở nên hài hòa, hoàn hảo hơn.
Hình dáng sản phẩm không đơn thuần là những góc cạnh vuông vức mà tiết giảm với những đường nét mềm mại, bo tròn và đối xứng, tạo cho tổng thể không gian như một cung điện tráng lệ, hào hoa và đẳng cấp.
Vách ngăn trang trí chính là phần quan trọng trong khâu thiết kế và thi công một căn nhà theo trường phái cổ điển, hoa văn được trau chuốt cực kỳ công phu, tỉ mỉ trên từng đường nét.
Trường phái Tân cổ điển (Neoclassical)
Thiết kế Tân cổ điển xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu vào năm 1750, điển hình là hai cường quốc Anh và Pháp. Đây chính là sự kết hợp, pha trộn giữa trường phái cổ điển và hiện đại, vẫn là những thiết kế thiêng về cảm hứng vua chúa, quý tộc, những chiếc đèn chùm, ghế ngi, tay vịn… đều mang phong cách La Mã, Hy Lạp cổ đại, trong đó đặc biệt chú trọng đến tỉ lệ đối xứng, hài hòa nhưng đã được đơn giản hóa, không quá cầu kỳ về hoa văn có khi lại bóng nhẵn đến hoàn hảo.
Một số phong cách tiêu biểu như phong cách Geogria, Regency ở Anh, Louis XVI, Directoire, Empire ở Pháp… Những gam màu tông lạnh điềm đạm và sang trọng như màu trắng, vàng ghi… mang đến nhiều hứng khởi cho cuộc sống.
Rất nhiều người đã lầm tưởng rằng trường phái Tân cổ điển bao gm phong cách Rococo vì đường nét khá giống nhau, nhưng thực tế thì hoàn toàn trái ngược nhau. Rococo tập trung vào các vật dụng tổng thể thanh tao và tráng lệ, còn Tân cổ điển thì thiêng về sự đơn giản, thanh lịch nhưng vẫn sang trọng, quý phái.
Trường phái đương đại (Contemporary)
Nhiều người cảm thấy không thoải mái với những chi tiết rườm rà, cầu kỳ trên chính những vật dụng trong căn nhà của họ, vì thế sự lựa chọn tốt nhất là trường phái nội thất đương đại. Trước tình trạng “đất chật người đông”, thì thời đại những sản phẩm tiết kiệm không gian chính thức lên ngôi.
Nhằm đáp ứng nhu cầu muốn sở hữu một căn nhà tiện nghi để thoải mái thư giản của khách hàng, nhà thiết kế chỉ cần tuân theo những nguyên tắc cơ bản đã được định trước.
Hình dáng bên ngoài không còn là tiêu chí lựa chọn tiên quyết mà không gian sử dụng tối giản, màu sắc, vật liệu, các hình khối, chính là điều đa số “thượng đế” cần nhưng phải đảm bảo được sự bóng bẩy và không bao giờ lỗi thời.
Màu sắc làm nên tinh hoa của trường phái này là sự đan xen giữa các màu trung tính chủ đạo, đen và trắng. Những gam màu tươi sáng có khi khá rực rỡ, tùy vào lựa chọn của mỗi người nên nội thất đương đại rất đa dạng, nó phản chiếu phong cách, cá tính của vị chủ nhân.
Bảng màu được thiết kế vui nhộn trên nền trắng xen kẻ với vài vật dụng màu đen, mang lại ánh nhìn thân thiện cho những người đến viếng thăm, không quá cầu kỳ nhưng lại rất độc đáo.
Chất liệu bề mặt nội thất đương đại thường nhẵn mịn được làm từ tự nhiên như cotton, len, lụa… Hình dáng được thiết kế mạnh khỏe theo dạng các khối hình học, góc cạnh sắc nhọn.
Trường phái hiện đại (Modern)
Xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, những ảnh hưởng của chiến tranh Thế Giới thứ II đã làm giảm đi nhu cầu sử dụng những sản phẩm xa hoa, dư thừa mà đề cao hơn tính thiết thực của sản phẩm. Chúng ta có thể hiểu đây là những thiết kế tuân thủ theo chủ nghĩa hiện đại, hữu dụng và tốt nhất . Vì thế trường phái này rất được giới trẻ ưa chuộng vì nó luôn tạo ra sự mới mẻ và thời thượng.
Không gian sống thoáng mát, thẩm mỹ và tiện dụng chính là điều quan trọng trong khâu thiết kế, nhà bếp và phòng khách nằm trong cùng một không gian, mọi người có thể thay đổi khẩu phần ăn và nhìn ngắm người đầu bếp tài ba biểu diễn ngay tại bàn ăn mà không cần đi vào nhà bếp.
Thay vì những nét chạm khắc cầu kỳ, mạ vàng các vật dụng như các trường phái cổ điển, tân cổ điển lãng phí và quá xa xỉ. Trường phái hiện đại sử dụng những mảng chiếu sáng trực quan từ các khối hình học sáng bóng, nhờ thế nguời tiêu dùng tiết kiệm được nhiều thời gian, vật chất và tiền bạc nhưng vẫn sở hữu được một căn nhà mang vẻ đẹp vượt thời gian.
Trường phái Art Deco
Bắt ngun từ trường phái thiết kế thời trang quốc tế Art Deco năm 1925. Năm 1940 các bản vẽ hình học đầu tiên cho các công trình nổi tiếng ở New York như tòa nhà cao ốc Chrysler và Trung tâm Rockefeller hoàn thành.
Nội thất Art Deco được hình thành bởi sự kết hợp tuyệt hảo trong chất liệu và tay nghề của người thi công, nó đại diện cho sự sang trọng, quyến rũ, sự sung mãn cũng như niềm tin về sự hiện đại của xã hội và công nghệ.
Art Deco là một bản nhào nặn hoàn hảo giữa nhiều phong cách nội thất khác nhau. Ngay từ khi hình thành đã bị ảnh hưởng bởi những dạng hình học trường phái Cubism (hội họa và điêu khắc), màu sắc tươi sáng của Fauvis (Chủ nghĩa dã thú), các đ thủ công của đ nội thất Louis Philippe và Louis XVI. Đặc biệt bị chi phối khá lớn từ phong cách kỳ lạ của Trung Quốc, phong cách Nhật Bản, phong cách Ấn Độ, phong cách Ba Tư, phong cách Ai Cập cổ đại và văn hóa người Maya.
Kế thừa và phát huy trường phái Art Deco, tuy nhiên đã đạt được những thành tựu to lớn cho đến ngày nay. Sản phẩm không còn tập trung vào khâu chế tác hoa văn mà chú trọng vào sự thiết thực, xã hội ngày càng văn minh nên con người không còn sử dụng những sản phẩm xa hoa tốn kém nữa.
Bất chấp sự thời thượng, xu hướng đã phát triển đến đâu, nội thất được trang trí phải thật sự đơn giản, trật tự và đng bộ, những bức tường đơn sắc, vật liệu cơ bản, ánh sáng, chính là điểm nhấn tạo nên sự khác biệt. Điều quan trọng là các cá thể trong tổng thể bản thiết kế có thể thay thế, sửa chữa linh hoạt, không mất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức.
Trường phái nội thất Arab
Mỗi quốc gia đều có nền phong cách nội thất khác nhau, những dị thể có được là do sự sáng tạo và thiết kế lại của người dân, vì vậy trong nền kinh tế thị trường mở thì việc học hỏi và giao lưu giữa những nền văn hóa là điều khó tránh khỏi, những ngôi nhà mang phong cách Arab đã gây ấn tượng rất nhiều chuyên gia trên thế giới khai thác và nó đã tạo nên một trường phái nội thất riêng biệt và không bao giờ lỗi mốt, trường phái Arab.
Những ngôi nhà theo phong cách Arabic mang lại cảm hứng lớn lao, nó thiêng về nghệ thuật và sự sang trọng. Được chất lọc từ những tinh hoa Địa Trung Hải như Hy Lạp, Tây Ban Nha, Pháp, Ý và nền văn hóa hi giáo đến từ Maroc đã gây nhiều ảnh hưởng lớn. Những bản vẽ thiết kế như những cung điện cổ xưa và vô cùng xa hoa, luôn khiến các đại gia siêu giàu trên thế giới phải lựa chọn cho ngôi nhà của mình.
Màu sắc chủ đạo của trường phái này là những màu trầm tính như hạnh nhân, lúa mì, chocolate nâu, quế, đỏ thẫm, cà ri, vàng, san hô, cá hi, rỉ sét, cà tím, mận và màu xanh hải quân.
Chất liệu hoa văn cao cấp từ sợi bông đã tạo cho những thiết kế rườm rà trở nên căng tràn sức sống hơn, trần và tường nhà đều được bao bọc kín bằng vải, đính kim cương và khảm ngọc.