Theo Ths. KTS Nguyễn Duy Tuấn -Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, những yếu tố phong thủy của các dự án BĐS cũng có vai trò quan trọng và cần phải chú ý trong quá trình thi công, để tránh những “sát khí” có thể sinh ra trong các khu nhà của dự án với nhau.
Các
dự án đẹp là dự án có vị trí đắc địa gần khu vực trung tâm TP, khu công nghiệp, khu du lịch hay các dự án có “tọa sơn - hướng thủy”, tức lưng tựa núi và mặt hướng ra sông h, biển. Các dự án cũng cần nằm trên thế đất không bị ảnh hưởng bởi cầu, đường... bởi sẽ tạo ra thương sát khi con đường, cầu lớn đâm thẳng vào dự án; tiêm xạ sát khi 2 con đường bên trái, phải giao nhau thành góc nhọn hình tam giác xung thẳng tới trước đất dự án...
Ngoài ra, cách thiết kế các khu nhà trong dự án cũng sẽ tạo ra các sát khí, như: Thiên trảm sát (khoảng trống giữa 2 khu nhà đối diện tạo ra hẻm nhỏ đâm thẳng vào nhà); xuyên tâm sát (phía trước nhà có vật hình trụ thẳng đứng như cột điện, cây thân thẳng cao to)...
Tất cả các loại sát khí này, chung quy ra đều có thể coi là các khối khí dị thường, có vận tốc, hướng gió, đặc tính khác so với các khối khí xung quanh. Chúng thường có vận tốc cao hơn, các khối khí chảy rối và mang nhiều thành phần của các loại khí nặng và mang độc tố hơn như khí có chứa sulfur, chì...
Áp dụng các định luật cơ học Bernoulli về chất lưu, tính chất phân dị trọng lực có thể phân tích như sau: Không khí trong trạng thái chuyển động là một thành phần hỗn hợp các loại khí oxy, nitơ, hydro, cacbonic, các hợp chất khí có lưu huỳnh và kim loại nặng khác… Chúng lơ lửng trong không khí và do có khối lượng riêng khác nhau, khi gặp vật cản khiến vận tốc của khối không khí giảm, sẽ xảy ra hiện tượng “phân dị trọng lực”, các loại khí nặng hơn có xu hướng đi xuống dưới, trong khi đó các loại nhẹ hơn sẽ có xu hướng lướt lên trên.
Khi gặp các dạng vật cản này thì khí lại “tán” sang hai bên, mật độ khí tại chỗ tiếp giáp với vật cản tăng lên khiến áp suất tăng so với các khối khí xung quanh vật cản có áp suất thấp hơn, kéo theo các khối khí này bắt đầu có động lực, gia tốc lực từ vị trí có áp suất cao đổ sang nơi có áp suất thấp. Do đó, với tính chất này, việc xây dựng tường rào, trng cây có tán to, lắp đặt đài phun nước (nước phải để ở trạng thái chảy), hoặc đặt tảng đá, bình phong cũng là một cách làm giảm khí xấu đi vào.
Một khía cạnh khác cần xét đến là ngày nay đất chật người đông, các khu đất trước đó là nghĩa địa cũng được quy hoạch và xây dựng thành các khu nhà ở, làm việc. Những khu đất này thật ra có năng lượng kém, nên kể cả di dời và làm đầy đủ các biện pháp rất cẩn thận, thì cũng không thể hết hoàn toàn dạng tà khí này.
Một trường hợp rất phổ biến, nhưng nhẹ hơn là đất dự án bi lấp đất ao h, những vị trí này thì có thể khắc phục được triệt để bằng các biện pháp như đào hết lớp mùn sét bẩn dưới đáy ao h đi, kết hợp trải đá thạch anh xuống nền. Với các dự án có vùng đi, núi xung quanh, thì cần lưu ý đến hướng và mật độ đứt gãy, khe nứt trong vùng. Chúng là một phần nguyên nhân làm năng lượng đất của khu vực bị kém đi. Đặc trưng của các khe nứt và đứt gãy là chúng phân bố rất có tuyến tính, hay gặp các trường hợp song song nhau. Mật độ của trường khí xấu do đứt gãy cũng phụ thuộc nhiều vào loại đá và mật độ vết nứt trên đá có thể xác định tổng quan khi nhìn được các lớp đá lộ ra trên mặt đất. Trường hợp này cách khắc phục cũng dựa vào trải thạch anh để tăng năng lượng đất.
Một điểm đặc biệt ở những khu vực đi núi là sẽ có đôi chỗ xuất hiện các mạch thạch anh nhiệt dịch tự nhiên đi xuyên trong các lớp đất đá và có thể lộ ra trên mặt đất. Những vị trí này có năng lượng đất tự nhiên mạnh hơn hẳn các vị trí khác và là nơi tối ưu để đặt, xây những dự án thuộc lĩnh vực nghỉ dưỡng, hi phục sức khỏe.