- Đầu tư và phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hạ tầng giao thông nông thôn, là vấn đề bức thiết, cần phải quyết tâm cao để thực hiện. Lấy dân làm gốc, chủ động tìm tòi các khâu đột phá, có thể xem Quảng Ninh là điển hình đã và đang đạt được những thành tựu đáng kể về đầu tư và phát triển đng bộ hạ tầng giao thông.
Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh gắn biển công trình chào mừng Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh dự án Tuyến đường từ Cảng hàng không Quảng Ninh đến Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp Vân Đn - Ảnh: VGP/Hng Nguyên |
Chủ động phát triển hạ tầng giao thông thúc đẩy kinh tế-xã hội
Quảng Ninh là tỉnh dành nhiều quan tâm và ngun lực hiện đại hóa hạ tầng đô thị. Nhờ đó, hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của tỉnh từng bước được hoàn thiện theo hướng đng bộ, hiện đại, góp phần đẩy nhanh phát triển kinh tế-xã hội, tạo tiền đề để tỉnh sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030.
Được sự ủng hộ của Trung ương, tỉnh Quảng Ninh đã chủ động, mạnh dạn đặt mục tiêu thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách để ưu tiên phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đng bộ, hiện đại, trọng tâm là hạ tầng giao thông, dịch vụ, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế...
Những năm gần đây, Quảng Ninh đng loạt đưa vào khai thác nhiều công trình trọng điểm, thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng và hợp tác quốc tế, như cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hạ Long-Hải Phòng, đường cao tốc Hạ Long-Vân Đn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai... Nhiều dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn tiếp tục được khởi công như: Cao tốc Vân Đn-Móng Cái; tuyến đường bao biển TP. Hạ Long-TP. Cẩm Phả; cầu Cửa Lục 1; đường nối KCN Cái Lân đến cao tốc Hạ Long-Vân Đn; tuyến đường 10 làn xe nối từ cao tốc Hải Phòng-Hạ Long đến cầu Bãi Cháy; đường nối cao tốc Hạ Long-Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong; đường ven sông nối cao tốc Hạ Long-Hải Phòng đến TX. Đông Triều... Các công trình, dự án mới có ý nghĩa chiến lược quan trọng, kết nối các trung tâm đô thị, cảng biển, khu công nghiệp, khu công nghệ cao của tỉnh, góp phần đẩy mạnh giao thương với các tỉnh bạn và quốc tế.
Có thể khẳng định, việc khơi thông huyết mạch giao thông, tạo liên kết vùng không chỉ giúp Quảng Ninh khai thác triệt để lợi thế về địa kinh tế, mà còn góp phần phát huy tốt các tiềm năng thế mạnh khác của tỉnh. Hơn nữa, đến nay, Quảng Ninh là tỉnh có điều kiện kết nối với thế giới tốt nhất so với các tỉnh, thành khác trong khu vực miền Bắc, đây cũng là cơ hội để tỉnh thu hút đầu tư từ các “ông lớn”.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc từng khẳng định: “Không phải địa phương nào cũng làm được việc này mà Quảng Ninh đã vận dụng, phát triển với những công trình quan trọng, có ý nghĩa, trong bối cảnh ngun vốn, ngun lực Nhà nước còn nhiều khó khăn”.
Công trình hệ thống giao thông kết nối trục giao thông chính của Bình Liêu với cửa khẩu Hoành Mô, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với Trung Quốc. Ảnh: VGP/Hng Nguyên |
Hạ tầng giao thông nông thôn được chú trọng
Đối với khu vực nông thôn, thực hiện các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Ninh cụ thể hoá bằng Đề án 196 về nhiệm vụ và giải pháp đưa các xã, thôn ra khỏi diện đặc biệt khó khăn, hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020, với 08 địa phương thuộc phạm vi thực hiện (gm: Hạ Long, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Bình Liêu, Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đn). Quảng Ninh đã đầu tư mạnh mẽ, đng bộ hệ thống đường nông thôn, phủ kín và kết nối liên hoàn với quốc lộ, tỉnh lộ, nhất là vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo.
Tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch phát triển giao thông nông thôn, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật liên quan, kêu gọi các ngun vốn, ngun lực triển khai các đề án, chương trình về giao thông nông thôn.
Với sự nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị trong tỉnh, đặc biệt là sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc vùng miền núi, biên giới hải đảo, các vùng còn khó khăn, Đề án 196 đã hoàn thành trước một năm so với mục tiêu đặt ra. Đến nay, 17 xã và 54 thôn (đạt tỉ lệ 100% xã, thôn thuộc Chương trình 135 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh) đã được công nhận hoặc đạt tiêu chí hoàn thành mục tiêu Chương trình 135, ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; xây dựng, hoàn thiện 197 hạng mục công trình giao thông trục thôn, liên thôn kết nối đến 208 thôn, bản vùng khó khăn, miền núi, biên giới của tỉnh; tạo thuận tiện cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế nói chung và cải thiện đời sống người dân nói riêng.
Đáng chú ý, gắn hoạt động đầu tư phát triển kinh tế- xã hội với việc phát động phong trào thi đua yêu nước, lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng các cấp, mới đây, hệ thống các công trình giao thông kết nối tới 104 thôn, bản huyện Bình Liêu (chiếm 50% trong tổng số 208 thôn, bản khó khăn của toàn tỉnh) được triển khai trên địa bàn các xã Đng Văn, Hoành Mô, Đng Tâm, Lục Hn, Tình Húc, Vô Ngại, Húc Động và thị trấn Bình Liêu với tổng chiều dài hơn 250 km; tổng mức đầu tư khoảng hơn 1,3 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh và ngun vốn huy động của Chương trình Nông thôn mới, Đề án 196 (Chương trình 135).
Việc hoàn thành hệ thống giao thông này trên địa bàn huyện Bình Liêu đã giúp cho 104 thôn, bản của huyện từ chỗ điều kiện đi lại hết sức khó khăn, đặc biệt là khi mùa mưa lũ đến, giao thông chia cắt, nay đã có đường ô tô vào tận nơi. Nhờ đó, đời sống của người dân đã có nhiều khởi sắc, bà con có nhiều điều kiện thuận lợi để tự vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND Nguyễn Xuân Ký (trái) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm mô hình kinh tế mới (trng hoa) của hộ đng bào dân tộc ở huyện Bình Liêu Ảnh: VGP/Hng Nguyên |
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký chia sẻ: “Việc hoàn thành hệ thống giao thông này trên địa bàn huyện Bình Liêu nói riêng và cả tỉnh nói chung đã thực sự trở thành sợi dây kết nối, thúc đẩy sự phát triển các ngun lực cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội của khu vực miền núi biên giới gắn với đảm bảo vững chắc quốc phòng-an ninh”.
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký cho rằng giao thông nông thôn được nối liền với giao thông công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị…, sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn. Góp phần tạo ra chuỗi cung ứng cho các ngành kinh tế mũi nhọn khác của Tỉnh; rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tạo động lực mạnh mẽ cho tiền đề phát triển kinh tế toàn diện và bền vững.
Theo ông Nguyễn Xuân Ký, việc gắn biển các công trình giao thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, để chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhưng ý nghĩa sâu xa hơn chính là gắn trách nhiệm của cả tỉnh, của hệ thống chính trị, của cấp trên cơ sở và cấp cơ sở; cũng là gắn trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc và các lực lượng trên địa bàn trong việc cùng chung tay góp sức quyết tâm biến khâu đột phá “Xây dựng nền văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh, gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền” được hiện thực hóa một cách sinh động và thành công nhất.