Ông Nguyễn Kiều Hưng - Trưởng phòng Quản lý đô thị TP Cẩm Phả cho biết: Việc điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Cẩm Phả nhằm đưa ra định hướng phát triển trong thời gian dài. Tương lai sẽ là một đô thị đóng vai trò trung tâm công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh, hỗ trợ phát triển cho đô thị trung tâm vùng là TP Hạ Long, khu kinh tế Vân Đn.
Do là TP năng động và có thế mạnh là công nghiệp nên khó tránh được mỗi ngày trôi qua các nhà đầu tư lại thiếu kiểm soát về đổ đất lấn biển. Bởi vậy việc quy hoạch chi tiết ven biển càng công bố nhanh, rộng rãi cho các nhà đầu tư biết và tuân thủ thì càng tốt cho TP. Tránh làm ảnh hưởng đến đô thị Cẩm Phả.
Trước mắt, UBND TP Cẩm Phả đang kiến nghị ngành than sớm đưa các băng tải vào trong công tác vận chuyển than từ mỏ đến các cảng tiêu thụ than, để giảm tối đa ảnh hưởng đến giao thông và môi trường đô thị, chuyển các hoạt động kinh tế từ “nâu” sang “xanh”. Vậy làm thế nào để vừa phát triển đô thị nhưng không làm phá vỡ cảnh quan môi trường thiên nhiên vùng vịnh Bái Tử Long, tạo sự hấp dẫn cho môi trường du lịch là bài toán vô cùng quan trọng trong sự phát triển chung.
Vì vậy, trong thời gian tới việc quy hoạch đô thị phải giải quyết được nhu cầu về giao thông, công trình hạ tầng cần phù hợp điều kiện đặc trưng, đáp ứng xu thế hiện tại. Trong khi đó, các mỏ than ngày càng có ảnh hưởng đến môi trường không khí do khai thác lộ thiên, việc hoàn nguyên môi trường chưa được tiến hành đã ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
Giải pháp
Thời gian tới, Cẩm Phả cần chuẩn bị các quỹ đất dành cho sự phát triển công nghiệp lớn của tỉnh và đô thị. Cẩm Phả còn là TP nằm dọc Quốc lộ 18A trong vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc có diện tích 480km2. Mặc khác Cẩm Phả còn có cảng biển Cửa Ông là cảng nước sâu lớn của khu vực phía Bắc. Về lâu dài là cầu nối với quốc tế thuận lợi đặc biệt là nối với đảo Hải Nam Đông Bắc Trung Quốc, Đài Loan, Nam Triều Tiên…
Với những định hướng lớn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng Ninh đối với đô thị Cẩm Phả là những yếu tố quan trọng cho việc phát triển đô thị trong tương lai, việc phát triển hệ thống hạ tầng là cơ sở hình thành các ngành công nghiệp nặng, phát triển kinh tế và thu hút lao động phát triển đô thị.
Cần thiết phải xây dựng Cẩm Phả thành trung tâm khai thác lớn của Quốc gia, trung tâm công nghiệp cơ khí sửa chữa và phục vụ khai thác mỏ. Sẽ hướng đến phát triển không gian đô thị kéo dài từ Đèo Bụt đến Mông Dương, cầu Gốc Thông và toàn bộ đô thị có tổng diện tích 34.034,1ha.
Nâng cấp công suất cảng Cửa Ông từ 6,5 - 7 triệu tấn/năm lên >10 triệu tấn/năm. Xây dựng các khu công nghiệp Hòn Gai, Hoành B, Tiên Yên, Hải Hà… thành dải công nghiệp - đô thị. Lập quy hoạch và xây dựng đng bộ hệ thống thoát nước. Với trữ lượng than khai thác bình quân từ 4 - 5 triệu tấn/năm thì đây là thành phố được xác định phát triển lâu dài và ổn định.
Xét về lâu dài thì tuyến đường Quốc lộ 18 hiện nay và trong tương lai đang đi xuyên qua đô thị, là tuyến đường trục chính của đô thị nên việc phát triển giao thông đối ngoại cần có sự hài hoà cùng với sự phát triển đô thị. Thiết lập hệ thống giao thông đảm bảo phát triển mạng lưới và phương tiện giao thông đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị, đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân trong đô thị được nhanh chóng và thuận tiện.
Một nét đặc thù của đô thị đó là ngành công nghiệp khai khoáng, đặc biệt là khai thác than rất phát triển, sản lượng than khai thác ngày càng tăng lên do đó yêu cầu mạng lưới vận chuyển than từ mỏ ra cảng để xuất khẩu phải tăng lên tương ứng, việc vận chuyển than được tiến hành bằng hệ thống đường sắt chuyên dụng và băng chuyền, không vận tải than bằng đường bộ.
Quan trọng hơn chính là cần cơ chế chính sách thu hút các ngun vốn đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường giáo dục và nghiêm chỉnh thực hiện luật pháp. Có như vậy Cẩm Phả mới thay đổi theo hướng đô thị văn minh, hiện đại đúng như kỳ vọng của người dân nơi đây.