Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa thường ở một góc nhà, ở dưới đất, trước cửa ra vào để nghênh tiếp tài lộc, chứ không phải ở nơi sạch đẹp, trang trọng như ban thờ Tổ tiên hay bàn thờ Thổ Công.
Bàn thờ Thần Tài, Ông Địa là một chiếc khám nhỏ, sơn son thếp vàng, hoặc là chiếc thùng gỗ dán giấy đỏ xung quanh. Phía trong khám dán bài vị của Thần tài, Ông Địa được viết trên giấy đỏ, mực viết bằng kim nhũ.
Trong đó, ngoài những thứ bắt buộc phải có trên bàn thờ, từ xưa nhiều gia đình còn đặt thêm 1 ít tỏi lên với ý nghĩa gọi may mắn vào nhà.
Nhiều gia đình tuy đã lập bàn thờ Thần Tài từ lâu nhưng lại không hề biết việc nên đặt tỏi trên bàn thờ. Theo ông bà ta, khi cúng, tốt nhất là gia chủ nên kèm theo 1 đĩa tỏi gm 5 củ tươi nguyên, đẹp mắt, hoặc thậm chí cho cả bó tỏi cũng được.
Phong thủy cho rằng nên bày tỏi để có 2 vị thần dễ dàng bài trừ “các đạo chích vong binh” ám muội. Giúp đường tài vận của gia đình được hanh thông, gia đạo bình an hơn.
Thêm nữa, các bạn cũng nên đặt thêm một Ông Cóc (Thiềm Thừ) ở bên trái, nhớ ra sáng quay cóc ra, tối quay mặt cóc vào để tiền bạc và phúc khí không bị trôi ra ngoài.
- Nhớ rửa Thần Tài bằng nước lá bưởi cho sạch trước khi đặt lên bàn thờ.
- Lau bàn thờ bằng nước hoa bưởi vào ngày mùng 10 tháng Giêng, ngày 14 âm lịch và ngày cuối tháng. Khăn tắm cho thần tài và khăn lau bàn thờ phải sạch sẽ và không được sử dụng vào việc khác.
- Giữ Thần Tài sạch sẽ bằng cách lau rửa thường xuyên. Không gian trước mặt bàn thờ phải đảm bảo sạch sẽ, quang đãng, tránh vết nhơ bẩn.
- Phía sau lưng bàn thờ Thần Tài phải là vách tường chắc chắn và kín để hội tụ được tài vận.
- Nên lựa chọn hoa cúc, hoa hng, hoa đng tiền để cúng Thần Tài. Còn trái cây nên chọn ngũ quả.
- Khi cúng Thần Tài, nên lưu ý dùng nước sạch và đảm bảo chén luôn được sạch sẽ. Cần lưu ý xếp 5 chén nước thành hình chữ thập tượng trưng cho ngũ phương và ngũ hành phát triển.
- Phía trên bàn thờ Thần Tài, có thể đặt tượng Phật Di Lặc để giúp quản lý và ngăn chặn các vị thần làm điều sai trái.
- Khi mới lập bàn thờ Thần Tài, nên thắp nhang liên tục trong vòng 100 ngày để bàn thờ tụ khí. Trong 100 ngày đó, mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang. Những khi muốn cầu xin điều gì thì thắp 3 nén nhanh theo hàng ngang.
Những ngày rằm, mùng một, lngày ễ, tết thắp 5 nén nhang theo hình chữ thập. Một năm, chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong, nên đổ một chút rượu vào đám tro.
- Nên chọn loại nhang giữ được tàn để có bát nhang đẹp và tụ khí tốt. Nên đốt nhang cho Thần Tài vào buổi sáng sớm trước khi mở hàng và buổi tối.
- Không nên đặt bàn thờ Thần tài phía dưới hoặc đối diện gương, đèn, nhà vệ sinh, chậu rửa tay hoặc nơi có quá nhiều ánh sáng.
- Không nên đặt ban thờ Thần Tài phía dưới hoặc bên cạnh bàn thờ tổ tiên.
- Lộc cúng chỉ cho người trong nhà mà không được mang cho người ngoài.
- Khi thờ cúng, nên dùng nến hoặc đèn dầu, không nên dùng đèn nhấp nháy và bóng điện vì chúng dễ tạo ra trường khí xấu, làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
- Bộ đ sứ thờ Thần Tài không được xung khắc với bản mệnh của gia chủ.
- Ở bàn thờ Thần Tài nên đặt thêm tượng Ông Cóc, sáng quay đầu ra, tối quay đầu vào để rước lộc vào nhà. Với khu vực trước tủ thờ, nên đặt một tô sứ đẹp, lòng nông, đổ đầy nước và rải hoa lên trên.
Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo.