Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Văn Dưỡng (sinh năm 1996, quê gốc Thái Nguyên) cho biết, năm 2018 anh tốt nghiệp ngành tài chính. Sau khi ra trường, anh xin vào làm nhân viên văn phòng ở một công ty tại Hà Nội. Với mức lương 9 triệu đng/tháng, anh chỉ đủ thuê nhà và chi tiêu sinh hoạt hàng ngày, cũng không tiết kiệm được bao nhiêu.
Mỗi lần ngi cùng bạn bè làm môi giới bất động sản, anh luôn cảm thấy "lép vế", vì họ có mức thu nhập vài chục triệu đng/tháng và mua được xe đẹp, tự chủ tài chính.
thị trường bất động sản "sôi động" sẽ mang tới nhiều cơ hội cho môi giới kiếm được tiền hoa hng từ các giao dịch thành công. Ảnh Nguyễn Minh
Chán nản với công việc mỗi ngày ngi 8 tiếng tại văn phòng, mà mức lương chẳng được bao nhiêu. Sau gần 3 năm gắn bó với công việc này, đến đầu năm 2021, anh Dưỡng đã xin làm môi giới bất động sản. Như bao người mới vào nghề, anh cũng ôm hy vọng có mức thu nhập khủng để đổi đời.
"Khi được kể về những mức thu nhập khủng, chắc chắn ai cũng thích thú. Nếu chỉ làm công việc văn phòng bình thường mà không có hỗ trợ gia đình, muốn mua nhà ở Hà Nội là điều rất khó. Gia đình tôi cũng không khá giả gì, nên tôi cũng muốn đổi nghề, hy vọng sẽ có mức thu nhập tốt", anh Dưỡng nói.
Sau gần 2 tháng đầu tiên, nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè và đng nghiệp, anh Dưỡng đã có giao dịch đầu tiên. Nhận được số tiền hoa hng 15 triệu đng, anh cảm thấy vô cùng vui sướng.
Tuy nhiên, ngày vui chẳng được bao lâu thì dịch bệnh ập tới, thị trường bất động sản hết cơn sốt rơi vào trạng thái "đóng băng", anh phải nghỉ làm ở nhà. Sau đó là vô vàn những khó khăn ập tới xuất phát từ việc không có thu nhập khiến anh Dưỡng cảm thấy vô cùng thất vọng với nghề.
"Thật sự tôi cảm thấy vỡ mộng khi khó khăn ập tới. Gần 2 tháng nay tôi phải nghỉ làm ở nhà. Tuy nhiên, kể từ lúc có giao dịch đầu tiên đến nay, đã 5 tháng ri tôi chẳng bán thêm được mảnh đất nào.
Môi giới bất động sản sống bằng tiền hoa hng chứ lương từ công ty có 2,5 triệu đng/tháng thì chỉ đủ tiền thuê nhà. Hơn nữa, trong vòng 5 tháng nay tôi không có giao dịch thì cũng không có lương từ công ty luôn. Thế nên, mấy tháng nay tôi toàn phải tiêu vào tiền tiết kiệm từ trước", anh Dưỡng ngại ngùng nói.
Bị mắc kẹt tại Hà Nội, không có thu nhập gần nửa năm, trong khi đó tiền thuê nhà, chi phí ăn uống, sinh hoạt vẫn đều đặn hàng tháng. Anh Dưỡng cho biết, đến nay tổng số tiền anh có chỉ vỏn vẹn 2 triệu đng. Nếu tình hình dịch bệnh vẫn kéo dài, số tiền đó không đủ anh chi tiêu trong tháng tiếp theo.
thị trường bất động sản trầm lắng khiến cho hoạt động môi giới bị ảnh hưởng, đặc biệt khi dịch Covid-19 phức tạp. (Ảnh chụp trước thời điểm Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội). Ảnh Nguyễn Minh
"Chủ nhà cũng biết hoàn cảnh của tôi hiện tại khó khăn nên cũng giảm cho 500.000 đng/tháng. Nhiều hôm, chủ nhà cũng hỗ trợ thêm đ thực phẩm. Lúc nào tại phường tôi đang ở có phát những suất cơm 0 đng, đ thực phẩm cứu trợ, chủ nhà cũng bảo tôi ra nhận.
Tôi thấy rất ngại vì mình là thanh niên "sức dài vai rộng", nhưng giờ tôi cũng không thể xoay sở. Tôi cũng không dám nói với gia đình, sợ bố mẹ lại lo lắng. Chắc tôi cũng phải tìm vay bạn bè để vượt qua đợt dịch lần này", anh Dưỡng ngậm ngùi nói.
Bên cạnh đó, người môi giới này cũng cho biết, thực tế không ít đng nghiệp của anh gặp khó khăn khi dịch bệnh phức tạp vẫn mắc kẹt tại Hà Nội và không có thu nhập.
Rất nhiều người trẻ khi mới bước chân vào nghề môi giới bất động sản, đem theo nhiều ước mơ, hoài bão lớn. Tuy nhiên, khi gặp khó khăn họ cảm thấy hoàn toàn sụp đổ với những hy vọng. Có thể thấy, dịch bệnh Covid - 19 làm thị trường đóng băng không chỉ ảnh hưởng tới nhà đầu tư, mà ngay cả môi giới bất động sản họ cũng đang phải gánh chịu vô vàn tác động.
Theo ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh kéo dài khiến kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng, trong đó nền kinh tế Việt Nam cũng chịu nhiều thiệt hại. Riêng với bất động sản, dịch đã kéo theo tâm lý khủng hoảng, bỏ cuộc của nhiều cá nhân, đơn vị môi giới.
Đặc biệt, trong gần 4 tháng vừa qua, thị trường bất động sản đã gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là tại các tỉnh thành có dịch bệnh bùng phát mạnh mẽ như Hà Nội, TP.HCM, Đng Nai, Bình Dương.
Trước những diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch Covid-19 lần thứ 4, nhiều dự án phát triển bất động sản đã phải ngừng xây dựng, hoạt động mở bán, các hoạt động tiếp xúc và tư vấn khách hàng không thể thực hiện.
Hệ quả là doanh nghiệp không có doanh thu từ các giao dịch mua bán. Nhiều sàn môi giới bất động sản đã buộc phải cho nhân viên nghỉ việc do không có kinh phí để trả lương, nộp bảo hiểm xã hội, tiền thuê văn phòng và khoản chi phí khác.
"Hàng ngàn nhà môi giới rơi vào cảnh thất nghiệp, tâm lý bỏ cuộc của nhiều cá nhân đã ảnh hưởng đến tâm lý của thị trường, gây bất ổn và những lo lắng xáo trộn", ông Hà cho biết.