Mới đây, UBND TP HCM có văn bản gửi các sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan về quy hoạch và quản lý trật tự xây dựng, bảo vệ môi trường cảnh quan dọc tuyến sông Sài Gòn.
TP HCM giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì rà soát, đánh giá 50 đ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt dọc hai bên bờ sông Sài Gòn từ huyện Củ Chi đến quận 7. (Ảnh: N. Lê)
Cụ thể, UBND TP giao Sở Xây dựng thành phố chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan và UBND 9 quận, huyện gm: quận 1, quận 2, quận 4, quận 7, quận 12, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức, huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn lập đoàn kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng hành lang bờ sông Sài Gòn trên địa bàn thành phố.
Sở Giao thông Vận tải thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan tổ chức lập và công bố mép bờ cao quy hoạch sông Sài Gòn đối với các khu vực chưa công bố; đng thời đề xuất phương án điều chỉnh phạm vi chiều rộng hành lang bảo vệ trên bờ theo từng đoạn, tuyến sông Sài Gòn phù hợp với điều kiện thực tế, trình UBND TP xem xét, quyết định.
Còn Sở Quy hoạch - Kiến trúc thành phố được giao chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND quận, huyện liên quan rà soát, đánh giá tổng thể 50 đ án quy hoạch phân khu đã được phê duyệt dọc hai bên bờ sông Sài Gòn từ huyện Củ Chi đến quận 7 (chủ yếu trong phạm vi khoảng 100m tính từ ranh quy hoạch mép bờ cao). Nội dung rà soát, đánh giá cần tập trung vào mối quan hệ, tính kết nối về giao thông, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan và sử dụng đất hai bên bờ sông.
Đơn vị này cũng phải xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu có sự tham gia của các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực kết hợp với học tập kinh nghiệm về quy hoạch, thiết kế đô thị và tổ chức quản lý, khai thác cảnh quan sông nước tại một số thành phố trên thế giới. Việc nghiên cứu nhằm mục đích tham mưu, trình UBND lập điều chỉnh quy hoạch, thiết kế đô thị hoặc quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc cảnh quan dọc sông Sài Gòn nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, bảo đảm tính đng bộ, thống nhất về tổ chức và quản lý không gian cảnh quan trên toàn bộ tuyến song.
Thành phố sẽ phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương cùng thực hiện để đng bộ về cảnh quan cả hai bên bờ sông Sài Gòn.
Viện Nghiên cứu phát triển thành phố được giao tổ chức lập Đề án "Nghiên cứu giải pháp khai thác tiềm năng lợi thế về tự nhiên, cảnh quan và môi trường sông Sài Gòn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội thành phố".
Nội dung đề án cần rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, xác định những khu vực đất đang do nhà nước quản lý, đất của người dân đang sử dụng để lên phương án khai thác hợp lý; tích hợp đầy đủ định hướng phát triển các ngành - lĩnh vực (kinh tế, môi trường, du lịch, giao thông...). Việc này nhằm đề xuất các giải pháp toàn diện trong khai thác và bảo vệ môi trường, không gian cảnh quan dọc sông Sài Gòn; đề xuất các chính sách phù hợp, thu hút các ngun lực đầu tư tham gia để tạo ngun lực thực hiện quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ thực hiện việc tổ chức, tạo lập không gian cảnh quan bờ sông bảo đảm mỹ quan, hiệu quả và bền vững.