Tử Cấm Thành hay còn được gọi bằng tên khác là Cố Cung, là quần thể kiến trúc nổi tiếng tại Bắc Kinh ngày nay. Dưới thời kỳ Minh – Thanh, khu vực này chính là nơi ở của Hoàng đế và một số thành viên hoàng tộc.
Ngày nay, xung quanh di tích Cố Cung vẫn tn tại không ít giai thoại mang màu sắc bí ẩn. Và khu vực "không một bóng cây" bên trong Tử Cấm Thành cũng là một trong số đó.
Khu vực không được phép trng cây bên trong Cố Cung này chính là Tam Đại Điện – quần thể kiến trúc sở hữu diện tích 85.000m2, bằng 1/10 tổng diện tích Tử Cấm Thành.
Sự thực là bên trong Cố Cung vốn có một khu vực "không một bóng cây" theo đúng nghĩa đen. (Ảnh minh họa: Ngun Internet).
Nguyên nhân thứ nhất: Đề phòng thích khách
Vào thời phong kiến, Hoàng đế được xem như Thiên tử, là con của trời. Thế nhưng địa vị càng cao, những nguy hiểm mà người ngi trên ngai vàng phải đối mặt cũng càng lớn.
Dưới thời kỳ Gia Khánh tại vị, có thế lực vì bất mãn trước sự thống trị của ông mà từng phái sát thủ lẻn vào Tử Cấm Thành ám sát Hoàng đế.
Sát thủ này đã ẩn mình trên một cây cổ thụ nằm trong Ngự hoa viên, định nhân cơ hội lúc nhà vua thưởng hoa thì ra tay ám sát. Gia Khánh đế đã từng suýt chút nữa mất mạng trong lần đó.
Quang cảnh "không một bóng cây" của quần thể kiến trúc Tam Đại Điện nằm bên trong Cố Cung. (Ảnh: Ngun Baidu).
Từ cổ chí kim, những kẻ bất mãn với Hoàng đế, muốn lấy đầu Thiên tử, muốn leo lên đế vị quả thực nhiều không kể xiết.
Bởi "nghề" làm vua chưa bao giờ là một nghề an toàn, nên để bảo vệ cho an nguy của Hoàng đế, khu vực tẩm cung nhà vua và cửa các cung điện phi tần đều không được trng cây đại thụ để đề phòng thích khách.
Nguyên nhân thứ hai: Đề phòng hỏa hoạn
Kể từ khi được hoàn thành dưới thời nhà Minh, Cố Cung thường xuyên phát sinh hỏa hoạn.
Sử cũ ghi lại, vào năm Vĩnh Lạc thứ 2 dưới thời vua Chu Đệ, quần thể kiến trúc này vừa xây xong đã gặp phải một trận cháy lớn. Trong lần đó, Tam Đại Điện mới hoàn thành đã nhanh chóng bị thiêu rụi.
Sự thực là Cố Cung đã không ít lần bị hỏa hoạn tàn phá vì nhiều nguyên do khác nhau. (Ảnh minh họa: Ngun Baidu).
Sau này, vì nhiều lý do khác nhau như tai nạn, chiến tranh, binh biến… Tử Cấm Thành có không ít lần bị "thần lửa" ghé thăm.
Cũng bởi số lần phát sinh hỏa hoạn tại đây quả thực quá nhiều, nên vào thời xưa, mỗi tòa cung điện bên trong Cố Cung thường thiết lập sẵn một chậu lớn đầy nước để dập lửa khi cần thiết.
Tuy nhiên việc trữ nước chỉ có thể dập lửa chứ không thể phòng ngừa hỏa hoạn. Chính vì vậy, việc hạn chế trng cây bên trong khu vực này cũng được coi là một cách hữu hiệu để phòng cháy.
Nguyên nhân thứ ba: Yếu tố phong thủy
Việc trng cây bên trong Cố Cung cũng phải được tiến hành theo luật định để tránh vi phạm nguyên tắc phong thủy. (Ảnh minh họa: Ngun Baidu).
Người cổ đại từ xa xưa vốn đã rất coi trọng yếu tố "tương sinh – tương khắc" trong phong thủy. Chiếu theo phong thủy, Tòa Tam Đại Điện bên trong Tử Cấm Thành thuộc về "trung thổ", ứng với hành "thổ".
Theo thuyết ngũ hành, mộc khắc thổ. Vì vậy khu vực này ngay từ khi xây dựng đã cố ý không bố trí những nơi để trng cây.
Xét trên một góc độ khác, Tam Đại Điện khi xưa từng là nơi cử hành nhiều nghi lễ quan trọng của triều đình. Việc hạn chế trng cây ở khu vực này nhằm đảm bảo tính trang trọng, uy nghi, tăng thêm quyền uy cho Thiên tử.