Mỗi năm thu về 5.700 tỷ tiền thuế
Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa có tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư dự án trường đua ngựa tại Sóc Sơn, Hà Nội. Dự án này thực tế là một tổ hợp trường đua ngựa, khu biệt thự nghỉ dưỡng, trung tâm hội nghị... trên diện tích 125 ha, vốn đầu tư gần 9.600 tỷ đng (khoảng 420 triệu USD). Riêng hạng mục trường đua ngựa, dự án này có vốn đầu tư gần 350 triệu USD.
Theo dự kiến, khi đi vào hoạt động, mỗi năm dự án nộp ngân sách 150 - 250 triệu USD, và tạo sự lan tỏa trong phát triển đô thị, du lịch khu vực phía Bắc Thủ đô. Quy mô sử dụng đất của dự án dự kiến lên tới 125ha, trong đó sẽ làm trường đua ngựa - sân vận động phục vụ đua ngựa sức chứa 30.000 khán giả rộng 99,5ha, h điều hòa 22,5ha, khách sạn 3 sao 1,5ha, trung tâm hội nghị hội thảo 0,5ha và khu biệt thự nghỉ dưỡng 1ha. Hà Nội dự kiến sẽ đưa vào vận hành hạng mục trường đua từ năm 2021.
UBND TP. Hà Nội cho biết, việc cấp phép triển khai dự án có ý nghĩa đặc biệt, về lâu dài còn là phục vụ cho việc đăng cai tổ chức ASIAD hoặc Olympic trong tương lai. Đặc biệt, dự án còn thúc đẩy quá trình liên kết, phát triển vùng, do địa điểm dự án tại huyện Sóc Sơn tiếp giáp các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, giúp Hà Nội có thêm một sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn với lượng khách đông đảo và có khả năng giúp Hà Nội giữ chân dược du khách lâu hơn.
Trong một báo cáo gửi các bộ, ngành, TP Hà Nội tính toán nếu tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (có hoạt động cá cược) tại Sóc Sơn vận hành, số thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình địa phương thu 40-50 triệu USD một năm. Khoản này chưa gm tiền thuế tiêu thụ đặc biệt từ hoạt động đua ngựa 100-200 triệu USD mỗi năm. Như vậy, bình quân mỗi năm cơ quan quản lý có thể thu về 140-250 triệu USD tiền thuế (khoảng 5.700 tỷ đng).
Nở rộ làn sóng đua ngựa
Cách đây ít ngày, UBND TP.Đà Nẵng đã trao quyết định đầu tư dự án trường đua ngựa và trung tâm huấn luyện, nhân giống ngựa khoảng 200 triệu USD cho Công ty TNHH Keyhinge Toys Việt Nam. Được biết, dự án này là 1 trong 16 dự án trọng điểm của TP trong năm 2019. Cụ thể, dự án bao gm trường đua và trung tâm huấn luyện, đào tạo và nhân giống ngựa trị giá khoảng 200 triệu USD tại huyện Hòa Vang.
Tại một số tỉnh phía Nam, nhiều dự án tương tự cũng đang được nhà đầu tư quan tâm. Dự án trường đua ngựa tại Phú Yên quy mô đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.300 tỷ đng) dự kiến đi vào hoạt động năm 2019. Cần Thơ cũng cho phép nhà đầu tư nghiên cứu, xây dựng trường đua ngựa và tổ hợp khách sạn nghỉ dưỡng quy mô 150 ha, trị giá 500 triệu USD.
Trong số các dự án đã đầu tư, được cấp phê duyệt, hiện duy nhất trường đua ngựa Đại Nam (Bình Dương) của đại gia Huỳnh Uy Dũng (tức ông Dũng “lò vôi”) là đã đi vào hoạt động và gây được tiếng vang lớn.
Ngay trong ngày đầu khánh thành, trường đua Đại Nam đã đón hàng chục ngàn người đổ về xem đua ngựa, đua chó...
Theo chủ đầu tư Công ty cổ phần Đại Nam, trường đua này được xây dựng theo mô hình trường đua phức hợp nhiều môn: đua ngựa, đua chó, đua mô tô, go-kart (xe trần có bốn bánh), jet-ski (mô tô nước) và biểu diễn fly-board (thiết bị bay cá nhân sử dụng lực đẩy của nước)…
Trường đua có sức chứa 20.000 chỗ ngi trên diện tích khoảng 60ha, có 3 màn hình LED hiện đại, dàn đèn công suất cao.Với tổng mức đầu tư hơn 1.000 tỷ đng, trường đua nằm trong tổng thể khu liên hợp văn hóa - du lịch - thể thao rộng tới 200ha.Ngoài Hà Nội, Đà Nẵng, Bình Dương, tháng 6/2016, tỉnh Phú Yên cũng đã cấp phép cho dự án trường đua ngựa Phú Yên. Dự án có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD (hơn 2.000 tỷ đng), được triển khai trên diện tích hơn 134 ha, dự kiến đi vào hoạt động trong năm nay.
Tại Bình Phước, UBND tỉnh đã chấp thuận cho Tập đoàn đầu tư Australia mở một trường đua ngựa. Dự án được quy hoạch với tổng diện tích 100ha, ngoài khu trung tâm thương mại - dịch vụ, trung tâm chăm sóc y tế và sức khỏe cho người cao tuổi còn có các cơ sở thể thao... Tổng vốn dự kiến trên 100 triệu USD.
Trong khi đó, UBND tỉnh Lâm Đng đã thông qua dự án trường đua ngựa với mục tiêu xây dựng một trường đua ngựa, câu lạc bộ mã cầu (polo) và ngựa biểu diễn tầm cỡ khu vực, phục vụ cho du lịch và thể thao, với số vốn đầu tư xấp xỉ 517 tỷ đng.
"Đây là một lĩnh vực nhạy cảm"
Giáo sư Hà Tôn Vinh - chuyên gia cố vấn cao cấp cho nhiều dự án đầu tư casino, giải trí cho rằng, có thể coi đây là một ngành nghề kinh doanh mới mẻ tại thị trường Việt Nam. Do đó, nhiều DN cũng kỳ vọng có thể nắm lấy cơ hội kinh doanh này và sớm tìm được chỗ đứng trong bối cảnh một số khung pháp lý dự kiến sớm được hoàn thiện trong thời gian tới.
Cũng đng tình với phương án làm trường đua ngựa để phát triển kinh tế, tuy nhiên Tiến sĩ Huỳnh Thế Du, giảng viên Đại học Fulbright lại lưu ý tới rủi ro của hoạt động kinh doanh trường đua có cá cược, ngay cả khi đã có khung pháp lý, bởi đây là hình thức kinh doanh mới dễ biến tướng.
Lo lắng này có cơ sở khi chính cơ quan tham mưu kế hoạch phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư trong văn bản trình Thủ tướng thông qua chủ trương đầu tư dự án tại Hà Nội cũng nêu những tác động tiêu cực của dự án. Một trong số đó là diện tích trng lúa, thu hi đất dự án trường đua ngựa ở Sóc Sơn lên tới 80 ha nhưng chỉ tạo việc làm cho khoảng 600 lao động. Số lao động nông nghiệp bị ảnh hưởng hơn 3.200 người.
"Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên cơ quan quản lý cũng rất thận trọng. Để thực sự phát triển được thì còn rất nhiều việc phải làm rõ ràng hơn kèm theo những hướng dẫn cụ thể", một chuyên gia có kinh nghiệm tư vấn các dự án đầu tư nêu.
Dù vậy, Tiến sĩ Huỳnh Thế Du tin số việc làm, thu nhập mà các dự án đầu tư kinh doanh dạng này đem lại vẫn lớn hơn nhiều nếu quỹ đất đó để trống, hoặc chỉ để đầu tư nông nghiệp hiệu quả thấp.