Cùng với đó là tập trung phát triển hệ thống giao thông đường bộ, mạng lưới đường sắt đô thị nội vùng nhằm tăng cường kết nối vùng đô thị trung tâm và các cực tăng trưởng; duy trì và bảo vệ các vùng sinh thái, cảnh quan tự nhiên đặc trưng, ngun nước và các hành lang xanh trong vùng.
Về cấu trúc không gian vùng TPHCM được phân ra thành các tiểu vùng và trục hành lang phát triển kinh tế. Cụ thể, các tiểu vùng gm tiểu vùng đô thị trung tâm là TPHCM và vùng phụ cận tại các tỉnh Long An, Bình Dương, Đng Nai; tiểu vùng phía Đông gm các tỉnh Đng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu; tiểu vùng phía Bắc - Tây Bắc gm các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh và phía Bắc tỉnh Bình Dương; tiểu vùng phía Tây Nam gm các tỉnh Tiền Giang và Long An.
Các trục hành lang kinh tế trọng điểm gm: Trục hành lang phía Đông Nam dọc Quốc lộ 51 với chuỗi các đô thị Phú Mỹ, Bà Rịa, Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), trong đó TP Vũng Tàu và TP Bà Rịa là cực tăng trưởng.
Quy hoạch giao thông vùng TP HCM
Trục hành lang phía Đông dọc Quốc lộ 1 gm chuỗi các đô thị Dầu Giây, Long Khánh, Gia Ray (Đng Nai), trong đó đô thị Long Khánh là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Bắc dọc Quốc lộ 13 gm chuỗi các đô thị Bàu Bàng (Bình Dương), Chơn Thành, Bình Long, Hoa Lư - Lộc Ninh, Đng Xoài (Bình Phước), trong đó đô thị Chơn Thành là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Tây Bắc dọc Quốc lộ 22, 22B gm chuỗi các đô thị Trảng Bàng, Phước Đông - Bời Lời, Gò Dầu, Mộc Bài - Bến Cầu, Hòa Thành, Tây Ninh, Tân Biên, Xa Mát (Tây Ninh), trong đó các đô thị Trảng Bàng - Gò Dầu, TP Tây Ninh là cực tăng trưởng.
Trục hành lang phía Tây Nam dọc Quốc lộ 1 gm chuỗi các đô thị Bến Lức, Tân An (Long An), Mỹ Tho, Cai Lậy (Tiền Giang), trong đó TP Tân An - TP Mỹ Tho là cực tăng trưởng.
Tại hội nghị công bố quy hoạch, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính cho rằng để vùng TPHCM phát triển bền vững, sau khi có quy hoạch này, Bộ Xây dựng nghiên cứu trình Thủ tướng Chính phủ nhanh chóng xây dựng đường cao tốc nối từ Biên Hòa xuống cảng Cái Mép - Thị Vải; nhanh chóng thiết kế đường sắt để chuyên chở hàng hóa trong vùng; xây dựng cơ chế quản lý cấp vùng.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cho hay, để thực hiện đúng quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM, các địa phương trong vùng cần công khai từng nội dung định hướng quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để đảm bảo các bên cùng phối hợp và tham gia vào quá trình triển khai thực hiện quy hoạch.
Đng thời, từng địa phương chỉ đạo việc rà soát và điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch chuyên ngành, lĩnh vực có liên quan trên cơ sở đảm bảo đng bộ, phù hợp với định hướng nội dung đ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TPHCM.
Mặt khác, các Bộ, ngành phối hợp với các địa phương để xây dựng và huy động ngun lực đa dạng trong xã hội tham gia vào quá trình thực hiện quy hoạch hướng tới mục tiêu đ án và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của toàn vùng, của từng tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh cũng đề nghị các địa phương phát triển các vùng công nghiệp tập trung phải theo hướng công nghiệp sạch và ứng dụng công nghệ cao; tập trung phát triển các đô thị vệ tinh, hình thành các trục hành lang phát triển kinh tế gm hành lang Quốc lộ 1A, 13, 22, 51,…
Bên cạnh đó, cần tập trung kiểm soát quy mô dân số theo từng địa phương phù hợp với định hướng phát triển của vùng và đảm bảo phát triển bền vững; bảo vệ các khu dự trữ sinh quyển, rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, hệ thống sông, kênh, rạch… phát triển các hành lang và vành đai xanh của vùng.
Theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng TP HCM, vùng bao gm toàn bộ ranh giới hành chính TP.HCM và 7 tỉnh lân cận là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đng Nai, Tiền Giang, với tổng diện tích toàn vùng khoảng 30.404 km2. Theo dự báo dân số đến năm 2030 của vùng TPHCM khoảng 24 - 25 triệu người, trong đó dân số đô thị khoảng 18 - 19 triệu người, dân số nông thôn khoảng 6 - 7 triệu người, khoảng 18 - 19 triệu lao động; tỷ lệ đô thị hóa khoảng 70% - 75%. Đất xây dựng đô thị đến năm 2030 đạt khoảng 270.000 - 290.000 ha, bình quân 100 - 150m2/người; đất xây dựng điểm dân cư nông thôn đến năm 2030 đạt khoảng 150.000 - 170.000 ha, bình quân 180 - 210m2/người. |