Vay tiền ôm bất động sản, tưởng lời to ai ngờ ôm trái đắng

31/08/2021 ,11:09
Trót vay tiền ngân hàng đầu tư lô đất dự án 100m2, giờ đây thị trường “đóng băng”, chị Hạnh hoang mang không biết nên chấp nhận bán lỗ hay tiếp tục trả lãi ngân hàng, chờ đợi thêm?
Trót vay tiền ngân hàng đầu tư lô đất dự án 100m2, giờ đây thị trường “đóng băng”, chị Hạnh hoang mang không biết nên chấp nhận bán lỗ hay tiếp tục trả lãi ngân hàng, chờ đợi thêm
 

Có trong tay 900 triệu đng gửi tiết kiệm, đã không ít lần chị Trương Thị Hạnh (Thanh Xuân, Hà Nội) phân vân có nên bỏ tiền vào bất động sản hay không. Thời điểm cuối tháng 3 năm 2021, chứng kiến bạn bè đầu tư lướt sóng thu về hàng trăm triệu tiền lời, chị Hạnh tìm hiểu và quyết định “xuống” tiền vào lô đất dự án ở Vĩnh Phúc với mức giá 1,5 tỷ đng. Với số tiền trên chị Hạnh phải vay ngân hàng thêm 600 triệu đng. Ban đầu, chị nghĩ sẽ lướt sóng trong khoảng 1 tháng nhưng do tình hình dịch bệnh, đến nay, mảnh đất đó trong tình trạng đóng băng.

 

Vay tiền ôm bất động sản, tưởng lời to ai ngờ ôm trái đắng
 

Nhà đầu tư lo ngại vì trót vay tiền ngân hàng đầu tư đất nền

 

“Dịch dã thì chưa biết khi nào hết, giờ đây với khoản lãi - gốc hơn 9 triệu đng mỗi tháng, tôi có nên rao bán cắt lỗ mảnh đất trên để trả lãi ngân hàng hay tiếp tục lì và chờ đợi thêm” – chị Hạnh lo lắng bày tỏ.

Cũng theo chị Hạnh, khoảng 3 tháng nay kể từ khi Thành phố xuất hiện dịch trở lại, thu nhập của hai vợ chng không còn được xông xênh như trước.

"Hơn 1 tháng nay tôi ở nhà. Toàn bộ khoản tiền thu nhập ngoài vì dịch bệnh đã bị cắt giảm. Tiền lương thu nhập chính chỉ đủ để chi tiêu sinh hoạt gia đình. Mỗi tháng lại phải trả hơn 9 triệu tiền gốc lãi khiến tôi thực sự oải và mệt. Sợ rằng dịch bệnh kéo dài hai vợ chng không đủ sức để cầm cự thêm, nên tôi đang phân vân có nên chấp nhận bán cắt lỗ thời điểm này", chị Hạnh nói.

Góp ý về câu chuyện của chị Hạnh, anh Nguyễn Quốc Khánh (một nhà đầu tư BĐS ở Hà Nội) cho rằng, với những người đầu tư "lướt sóng" nhỏ lẻ, vốn mỏng, sử dụng nhiều ngun vay mượn, lúc này phải đương đầu với rủi ro là điều dễ hiểu và khó tránh khỏi. Đối với những nhà đầu tư có kinh nghiệm (chiếm khoảng 30% trên thị trường), giàu tiềm lực, đây cũng là giai đoạn gặp khó khăn. Phần lớn họ đang đối mặt với bài toán đau đầu để lo cầm cự, tránh đổ bể nợ nần.

Cũng theo lời anh Khánh, cái khó lớn nhất là tiền "chôn" hết trong đất. Nhưng giờ chấp nhận bán giá thấp để lo xoay sở cũng không phải dễ.

Hiện, với khoản vay ngân hàng hơn 50 tỷ đng trong dòng tiền đang đầu tư, anh Khánh ví von: "Giờ chẳng khác nào đang ngi ôm "bom nổ chậm" mà bó tay, không có giải pháp tháo gỡ".

Có “thâm niên” hơn 10 năm trong việc đầu tư bất động sản , anh Quang – một nhà đầu tư BĐS khác cho biết, để có lời dày thì phải biết “lì đòn”.

Không ít lần “đau tim” anh chứng kiến thị trường chao đảo, đóng băng cả năm trời. Song, gần 15 năm đi đầu tư anh ít khi bị lỗ, đa phần tất cả các khoản đầu tư đều có lãi, có những khoản lãi vài chục, vài trăm cho đến vài tỷ đng.

“Sở dĩ tôi dám lì và liều bởi tôi rất cầu kỳ trong khâu chọn sản phẩm tốt. Sản phẩm tốt phải là những sản phẩm có vị trí trung tâm dễ dàng kết nối, có giá trị sử dụng tức là người mua có thể ở được.

 

Vay tiền ôm bất động sản, tưởng lời to ai ngờ ôm trái đắng

Theo các nhà đầu tư có kinh nghiệm, muốn có lời dày thì phải "lì đòn"

 

Điều quan trọng nữa đó là tài chính. Nếu đầu tư không bị áp lực quá về tài chính sẽ có có độ lì hơn. Do đó, thời gian để càng lâu bất động sản càng tăng giá. Đặc biệt, thị trường bất động sản Việt Nam có quy luật qua sốt sẽ chững, qua chững sẽ tiếp tục sốt", anh Quang cho biết.

Đánh giá thị trường BĐS thời điểm này, ông Phan Việt Hoàng - Tổng Thư ký Hội Môi giới Bất động sản Khánh Hòa thẳng thắn cho rằng, giai đoạn khoảng tháng 3/2021 vừa qua, cơn sốt đất ở nhiều địa phương đng loạt diễn ra và thị trường là sân chơi của nhóm nhà đầu tư F0. Dữ liệu từ một số đơn vị cho thấy, chỉ số mức độ quan tâm bất động sản tăng cao nhất trong lịch sử hơn 10 năm qua. Số lượng nhà đầu tư F0 gia nhập thị trường bất động sản gia tăng đáng kể.

Cũng theo ông Hoàng, những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường họ thường có ít kiến thức và thông tin về ngành nghề bất động sản. Cùng với đó, hành trang vào nghề gm có ít vốn và xuống tiền đầu tư theo kiểu niềm tin, dễ bị tác động giữa đám đông và hay mắc lỗi tính thời điểm không phù hợp. Khi nhận ra nguy hiểm thì nhà đầu tư F0 thường tìm cách cắt lỗ, tháo chạy.

Xu hướng cắt lỗ được dự báo sẽ còn tiếp diễn trên thị trường bất động sản, nhất là trong bối cảnh kịch bản kiểm soát dịch vẫn chưa có tín hiệu tích cực. Khi thị trường đi xuống, thanh khoản giảm, việc bán bất động sản khó khăn nên giá bán phải giảm mới giao dịch được. Tuy nhiên, chuyên gia cho rằng việc có cắt lỗ hay không cần phân tích kỹ lưỡng dựa trên nhiều yếu tố. Với những người đầu tư bất động sản bằng tiền có sẵn sẽ không chịu áp lực về dài hạn thì có thể duy trì, chưa vội vàng nghĩ tới chuyện cắt lỗ. Trái lại những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn thì cũng có thể xem xét đưa ra những mức giá phù hợp cho dễ thanh khoản.

 
 
Hng Hương (Dân Việt)

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất