Theo TS. Cấn Văn Lực, "60-65% dòng vốn của bất động sản vẫn dựa vào tín dụng ngân hàng". (Ảnh minh họa: Trường Nguyên ).
Dư nợ tín dụng BĐS khoảng 1,6 triệu tỉ đng
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam , tính đến ngày 30/6/2020, tổng dư nợ tín dụng ở lĩnh vực bất động sản vào khoảng 1,6 triệu tỉ đng, chiếm hơn 19% tổng dư nợ toàn nền kinh tế và tăng hơn 10% so với quí đầu năm.
Trong đó, dư nợ đối với hoạt động kinh doanh BĐS khoảng 580.168 tỉ đng (36%), còn lại là phục vụ nhu cầu nhà ở (cho vay mua nhà và sửa chữa nhà).
Trong thời gian vừa qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành các quyết định hạ một số loại lãi suất điều hành nhằm hỗ trợ nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp nói riêng, trong đó có lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Lần gần nhất, quyết định hạ một số loại lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 13/5/2020. Đây là lần thứ 2 trong năm 2020 và lần thứ 3 trong vòng một năm qua NHNN hạ lãi suất. Đng thời, một số ngân hàng thương mại cũng đã giãn, hoãn những khoản nợ cho khách hàng.
BĐS tiếp tục dựa vào tín dụng ngân hàng
Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp BĐS đã đẩy mạnh huy động vốn thông qua hình thức phát hành trái phiếu, trong bối cảnh tín van tín dụng vào bất động sản co hẹp lại.
Lãnh đạo một doanh nghiệp BĐS niêm yết cũng từng cho rằng, chênh lệch lãi suất vay ngân hàng và lãi suất trái phiếu dù có cao cũng không đáng quan ngại. Doanh nghiệp chấp nhận mức lãi suất trái phiếu cao để huy động vốn nhanh hơn.
Trong khi đó, thời gian làm thủ tục vay vốn tại các ngân hàng kéo dài có thể làm chậm tiến độ dự án và điều kiện để vay vốn cũng không hề đơn giản.
Tuy nhiên, "với Nghị định 81, các doanh nghiệp BĐS sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn từ trái phiếu, điều này sẽ đẩy các doanh nghiệp quay trở lại kênh tín dụng, phát hành hoặc M&A", ông Lê Nhị Năng, Vụ trưởng, Trưởng Cơ quan đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tại TP HCM cho biết.
Tại hội thảo BĐS diễn ra vào ngày 27/11 vừa qua, TS. Cấn Văn Lực cũng đưa ra nhận định, "ngành BĐS sẽ tiếp tục dựa vào vốn vay ngân hàng với tỉ trọng khoảng 60 - 65% trong thời gian tới. Dự báo 10 năm tiếp theo, tín dụng ngân hàng vẫn là ngun vốn quan trọng nhất, kế đến là trái phiếu và FDI".
Mặc khác, TS. Cấn Văn Lực lưu ý "BĐS sẽ rất thiếu ngun vốn trung và dài hạn". Ông phân tích, hệ thống ngân hàng thương mại không có quá nhiều vốn trung và dài hạn vì bản chất của các ngân hàng là kinh doanh thương mại, chủ yếu huy động vốn ngắn hạn.
Trong khi đó, theo qui định hiện hành, chủ đầu tư phải có tối thiểu 15 - 20% vốn trên tổng mức đầu tư dự án, còn lại phải huy động từ các ngun khác. Do vậy, doanh nghiệp BĐS muốn có vốn trung và dài hạn buộc phải thu hút từ những kênh khác nhiều hơn.