Ảnh minh họa. (Ngun: taichinhplus)
Bắt đầu từ trung tuần tháng 4, các ngân hàng bắt đầu công bố kết quả kinh doanh quí I/2020. Trong khi nhiều nhà băng vẫn thể hiện được "phong độ" ổn định với mức tăng trưởng lợi nhuận cao thì một số ngân hàng lại ghi nhận kết quả giảm sút trước ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Trong số 13 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quí I có tới 9 tổ chức ghi nhận tăng trưởng về lợi nhuận.
Là một trong những ngân hàng công bố báo cáo tài chính sớm nhất, VietABank gây dấu ấn với thị trường khi có lợi nhuận trước thuế quí I đạt mức kỉ lục gần 81 tỉ đng, gấp 3,5 lần cùng kì năm 2019.
Tăng trưởng lợi nhuận phi mã của ngân hàng này đến từ sự khởi sắc của tất cả mảng kinh doanh chủ chốt. Các mảng có tăng trưởng cao như thu nhập lãi thuần (tăng gần 35%), kinh doanh ngoại hối, đầu tư chứng khoán.
Cùng với các chỉ tiêu lợi nhuận, tổng tài sản của ngân hàng này cũng tăng gần 3,2% lên 78.897 tỉ đng. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng tới 5,3%, cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng chung của cả hệ thống là 1,3%.
Tại SeABank, mặc dù hoạt động cho vay chủ chốt không đạt kì vọng nhưng sự tăng trưởng mạnh của mảng chứng khoán đầu tư và hoạt động kinh doanh khác đã giúp lợi nhuận quí I ngân hàng này tăng lên gấp đôi so với cùng kì năm 2019, đạt hơn 308 tỉ đng trước thuế.
Không đột biến như VietABank và SeABank nhưng trong quí I, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VPBank cũng tăng tới hơn 63%. Trong đó, lợi nhuận riêng lẻ của ngân hàng mẹ đạt 2.074 tỉ đng và của công ty FE Credit là 917 tỉ đng, đều tăng mạnh so với cùng kì năm trước.
Tăng trưởng thu nhập đến từ tất cả mảng kinh doanh của VPBank với ngun thu chính là thu nhập lãi thuần tăng trưởng 14,2%, mang về 8.021 tỉ đng.
Tại VIB, mặc dù không tăng trưởng mạnh như hai năm trước nhưng ngân hàng này vẫn ghi nhận lợi nhuận quí I đạt kỉ lục 1.075 tỉ đng, tăng 33% so với cùng kì năm 2019. Trong đó, thu nhập từ lãi của VIB tăng trưởng 30%, đạt 1.799 tỉ đng và đóng góp gần 80% tổng thu nhập hoạt động.
Trong 3 tháng đầu năm 2020, VIB "bơm" ròng ra thị trường thông qua kênh cho vay khách hàng hơn 5.600 tỉ đng, tương ứng với mức tăng trưởng cho vay 4,3%, gấp hơn 3 lần tăng trưởng tín dụng chung của ngành ngân hàng.
Tương tự, lợi nhuận trước thuế của các ngân hàng TPBank, ACB cũng tăng lần lượt 18,4%, 12,8% so với cùng kì năm trước đạt 1.009 tỉ đng và 1.925 tỉ đng. Cả hai ngân hàng vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quí vừa qua nhờ sự ổn định của hoạt động cho vay với thu nhập lãi thuần tăng 34,6% (tại TPBank) và 19,4% (tại ACB).
LienVietPostBank cũng là một trong nhưng ngân hàng có được sự tăng trưởng lợi nhuận trong quí I. Tuy nhiên, khác với những nhà băng khác, trong quí vừa qua, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh cốt lõi của LienVietPostBank sụt giảm tới hơn 12% và nhờ hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro tín dụng mà lợi nhuận trước thuế mới cao hơn cùng kì năm trước.
Bên cạnh nhóm tăng trưởng lợi nhuận, đã có 4 ngân hàng báo cáo sụt giảm lợi nhuận so với cùng kì 2019. Đầu tiên phải kể đến "ông lớn" Vietcombank, lợi nhuận trước thuế quí I của nhà băng này chỉ đạt 5.223 tỉ đng, giảm 11% so với cùng kì 2019.
Sự sụt giảm lợi nhuận của Vietcombank đến từ sự đi xuống của cả hoạt động kinh doanh cốt lõi (lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 0,1% xuống 7.375 tỉ đng) và áp lực trích lập dự phòng rủi ro (chi phí dự phòng tăng mạnh từ 1.506 tỉ đng lên 2.152 tỉ đng).
Trước đó, Vietcombank cho biết lợi nhuận ngân hàng này dự kiến sẽ giảm hàng nghìn tỉ đng khi triển khai các chương trình miễn giảm lãi suất, phí cho khách hàng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Tương tự, lợi nhuận trước thuế của Sacombank cũng giảm 6,9% xuống gần 988 tỉ đng trong quí I bất chấp việc ngân hàng này đã giảm gần 3% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Hay tại Bac A Bank, lợi nhuận của ngân hàng đã giảm tới 27% do lợi nhuận thuần giảm 9% trong khi phải tăng chí phí dự phòng thêm 44 tỉ đng.
Trong khi đó, mặc dù Kienlongbank cũng là một trong những ngân hàng có lợi nhuận giảm nhưng lí do lại không đến từ sự sụt giảm từ các mảng hoạt động chính khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng vẫn tăng 65,6% so với cùng kì. Sự tăng đột biến của chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (lên gấp 38 lần) mới là nguyên nhân chính.
Theo tính toán của TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện đào tạo và Nghiên cứu BIDV, thu nhập hoạt động của các tổ chức tín dụng năm 2020 dự báo sẽ giảm ít nhất là khoảng 30.000 - 34.000 tỉ đng, tương đương giảm 20-25% kế hoạch ban đầu.
Theo nhóm chuyên gia, những ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động của ngành ngân hàng năm nay gm cả trực tiếp và gián tiếp.
Trong đó, các tác động trực tiếp do thực hiện các chính sách hỗ trợ nền kinh tế như giảm lãi suất cho khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ và không tính lãi phạt và miễn, giảm phí chuyển tiền, thanh toán. Còn các yếu tố tác động gián tiếp do hoạt động kinh doanh khó khăn gm việc giảm thu lãi do tăng trưởng tín dụng thấp và tăng trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng.