Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2015/TT-NHNN về quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng là người cư trú.
Dự thảo này có ba điểm mới: Thứ nhất, cho vay ngắn hạn để nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu trong nước được thực hiện đến hết ngày 31/3/2019. Thứ hai, cho vay trung, dài hạn để thanh toán nhập khẩu, thực hiện đến hết ngày 30/9/2019. Thứ ba, cho vay ngắn hạn để thanh toán chi phí trong nước phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa xuất khẩu thì không bị giới hạn về thời gian (trước đây quy định đến hết ngày 31/12/2018).
Việc chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ cần có lộ trình. (Ảnh minh họa: KT)
Theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, nếu dự thảo lần này được thông qua sẽ là một bước hiện thực hóa chủ trương hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, từng bước thực hiện lộ trình chuyển dần từ quan hệ huy động-cho vay sang quan hệ mua-bán ngoại tệ của Chính phủ.
Đây là sự thay đổi khá lớn. Hiện tại cũng như trong quá khứ, các doanh nghiệp nhập khẩu được vay ngoại tệ vì họ thanh toán bằng ngoại tệ, nhưng thời gian tới, mặc dù họ có ngun thu ngoại tệ nhưng sẽ chỉ có thể vay bằng nội tệ và dùng nội tệ này mua ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu.
Hiện nay, chính sách cho vay ngoại tệ đang tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu với lãi suất thấp, khoảng 4-5%, trong khi lãi suất VND có thể cao gấp đôi, ở mức 11-12%. Tuy nhiên, điều này lại gây bất lợi cho chính sách ngoại hối do làm tăng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Theo quy định, các doanh nghiệp xuất khẩu vay ngoại tệ từ bất kỳ ngân hàng thương mại nào được phép kinh doanh ngoại tệ thì phải bán lại cho chính ngân hàng đó để nhận VND, trong trường hợp mua nguyên vật liệu trong nước, sản xuất trong nước để xuất khẩu. Trong khi các ngân hàng phải cân đối ngun ngoại tệ từ huy động của người dân hoặc vay trên liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và giảm chi phí vay vốn. Nếu ngân hàng chuyển đổi VND sang ngoại tệ để cho vay sẽ đẩy chi phí vốn vay lên rất cao.
Theo chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, chủ trương chống đô la hóa tại Việt Nam đã thực hiện từ lâu và có nhiều biện pháp. Một trong những biện pháp hữu hiệu là không để ngân hàng thương mại huy động USD từ dân thu về lãi suất. Nói cách khác, người dân cất trữ tài sản bằng USD tại ngân hàng nhưng họ không xem đó là ngun cho vay.
Với việc có nên chấm dứt hay tiếp tục cho vay bằng ngoại tệ, TS. Trần Du Lịch phân tích, lãi suất huy động VND hiện nay là 7%/năm thậm chí cao hơn, trong khi đng USD gửi ngân hàng không có lãi suất. Tỷ giá giữa VND so với USD chênh nhau lớn, do đó chênh lệch lãi suất giữa VND và USD cũng khá lớn. Thành ra, việc chấm dứt cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng phải được cân nhắc kỹ trong mối quan hệ giữa tỷ giá và lãi suất chứ không chỉ đặt ra mục tiêu chống đô la hóa.
“Việc chống vàng hóa, đô la hóa của NHNN trong năm qua đã khá thành công nhưng những bước đi tiếp theo thì cần phải có lộ trình. Cùng với đó, chính sách về tỷ giá và tín dụng 2019 nên tiếp tục duy trì theo năm 2018 để tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp tục hoạt động trong điều kiện khó khăn hiện nay”, ông Trần Du Lịch cho hay.
Nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo thông tư cần đặt ra mốc thời gian để tiến tới chấm dứt hoàn toàn cho vay bằng ngoại tệ, kể cả với doanh nghiệp có ngun thu ngoại tệ từ xuất khẩu. Việc đặt ra các mốc thời gian trên là để các doanh nghiệp nhập khẩu có thời gian thích nghi trước khi việc cho vay bằng ngoại tệ bị chấm dứt hoàn toàn.
Cụ thể, NHNN có thể áp dụng thời điểm sẽ chấm dứt hoạt động cho vay ngoại tệ đối với từng nhóm đối tượng để doanh nghiệp có sự chuẩn bị. Nếu chấm dứt cho vay ngoại tệ ngay từ đầu năm 2019, các doanh nghiệp sẽ không được vay USD, chuyển sang vay VND sẽ gây áp lực và đẩy lãi suất vay VND lên cao.
Hơn nữa, thời điểm cuối năm nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp nhập khẩu cũng rất cao. Do đó, quy định mới sẽ giúp các NHTM giảm được áp lực huy động và cho vay ngoại tệ để tập trung mở rộng các dịch vụ phái sinh./.