Chu kì 10 năm, 2019 có xảy ra bong bóng bất động sản

05/07/2018 ,19:34
Tại buổi họp báo thị trường bất động sản quý II/2018 của CBRE, đại diện đơn vị này cho biết ngu??n cung và thanh khoản chung cư Hà Nội đều ghi nhận sự sụt giảm. Đáng chú ý, năm 2019 là tròn chu kì 10 năm của thị trường bất động sản nhưng hiện tại vẫn chưa có dấu hiệu cụ thể cho thấy thị trường sẽ phải đối mặt với bong bóng bất động sản.

 

Theo báo cáo của CBRE, trong quý II/2018, ngun cung căn hộ Hà Nội giảm 20% và số lượng giao dịch thành công giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhận định về sự sụt giảm trên, bà Đặng Phương Hằng, Tổng Giám đốc của CBRE Việt Nam cho rằng đây là tín hiệu tốt, thị trường đang dần đi vào sự ổn định. Các chủ đầu tư đã và đang có sự chuẩn bị kĩ càng trước khi đưa một dự án ra thị trường. “Trước đây, chủ đầu tư nhanh chóng tung dự án ra thị trường khi đã hoàn thiện giấy tờ thì hiện tại họ thẩm định rất kĩ từ cơ sở pháp lý cho đến cơ sở hạ tầng. Vì thế, số lượng căn hộ chào bán trên thị trường, số giao dịch thành công thấp hơn so với cùng kì năm ngoái”, bà Hằng nhấn mạnh.

Quý II cũng là thời điểm các chủ đầu tư đang tập trung rà soát lại các sản phẩm hiện tại để chuẩn bị ra mắt vào cuối năm. Đây cũng là lúc thị trường điều tiết và hấp thụ các sản phẩm chưa bán hết ở các quý trước. Do đó, CBRE dự báo, quý III và quý IV/2018 sẽ đón một lượng lớn căn hộ mới. Giá nhiều dự án cũng sẽ tăng so với cùng kì năm ngoái.

Chu kì 10 năm, 2019 có xảy ra bong bóng bất động sản
Năm 2019, kịch bản khủng hoảng bất động sản có lặp lại theo chu kì 10 năm

Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia nhận định năm 2018 là năm cuối của chu kì 10 năm thị trường bất động sản. Trên thực tế, bong bóng bất động sản đã diễn ra vào các năm 1989, 1999 và 2009. Quy luật là 10 năm 1 lần. Theo đúng chu kì, năm 2019 sẽ rơi vào khủng hoảng. Tuy nhiên, bà Nguyễn Hoài An, giám đốc CBRE Hà Nội cho biết chưa có cơ sở để khẳng định điều này.

Bà An nhấn mạnh, để trả lời cho câu hỏi năm 2019, kịch bản khủng hoảng có lặp lại hay không, cần phải nhìn vào các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế như tăng trưởng GDP, lạm phát, FDI, chỉ số phát triển của doanh nghiệp… Về GDP, tiếp đà tăng trưởng ấn tượng của quý I, GDP trong quý II của Việt Nam đạt mức tăng trưởng 6,79% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng mức tăng trưởng của 6 tháng đầu năm lên 7,08%, cao nhất trong 8 năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng (lạm phát) đang ở mức vừa phải là 4% (10 năm trước - thời kì khủng hoảng, lạm phát lên tới 15%).

Ngun vốn FDI chảy vào Việt Nam cũng tăng mạnh. Nhà đầu tư quốc tế đến Việt Nam ngày một nhiều. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam đạt 20,3 tỷ USD, bao gm vốn từ các dự án cấp phép mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài, tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành bất động sản thu hút 5,4 tỷ USD, chiếm 27,3% tổng ngun vốn FDI trong 6 tháng đầu năm. Ngoài ra, các chỉ số phát triển của doanh nghiệp vẫn đang trên đà tăng, doanh số bán lẻ tăng, giá nhà ở cả thị trường sơ cấp và thứ cấp ở mức tăng dưới 5% trên bình diện thị trường.

“Với tất cả những cơ sở trên, hiện tại chưa có dấu hiệu cụ thể nào cho thấy thị trường đang đối diện với khủng hoảng. Ở thời điểm hiện tại, chúng tôi chưa thấy thị trường hội tụ đủ các yếu tố để có thể kết luận là có khủng hoảng vào năm 2019”, bà An nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bà Đặng Phương Hằng cho rằng sự lo ngại chu kì khủng hoảng trong thời gian qua là mối quan tâm không chỉ của các nhà đầu tư mà còn của cả Chính phủ. Ở góc độ quản lý vĩ mô, Chính phủ đã có rất nhiều biện pháp điều chỉnh nhằm ngăn chặn khủng hoảng từ bài toán về tài chính, tín dụng đến pháp lý. Tất cả nhằm điều chỉnh sự phát triển của thị trường bất động sản theo hướng ổn định và bền vững, tránh để kịch bản khủng hoảng của 10 năm trước bị lặp lại.

Bà Hằng cũng cho biết về phía các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài thì những năm gần đây, họ đều cân nhắc, có sự chuẩn bị kĩ khi đưa các sản phẩm mới ra thị trường. Họ có tiêu chí rõ ràng nhắm vào các đối tượng mục tiêu. Không chỉ các chủ đầu tư mà cả người mua cũng kĩ càng hơn trong các lựa chọn.

“Cách đây 10 năm thị trường Hà Nội và Tp.HCM rất “hot”, để mua được nhà phải khá kì công và vất vả. Tôi nhớ, ở Tp.HCM, khách phải xếp hàng từ 5,6 giờ sáng để mua được nhà. Giờ thị trường không còn hiện tượng như vậy nữa mà đã ổn định hơn rất nhiều. Các phân khúc nhà ở được bán cho người mua có nhu cầu thực nhiều hơn, cao hơn so với thời kì 10 năm trước. Ở cuộc khủng hoảng trước thì các giao dịch mua bán thuộc phân khúc nhà ở chủ yếu là sự tham giá của những người đầu cơ. Do đó, ở thời điểm hiện tại, tôi không nghĩ là sẽ xảy ra một cuộc khủng hoảng bất động sản mới như 10 năm trước đây”.