Nếu cách đây hơn 1 tháng, khi thị trường đang nóng sốt, tại những điểm "nóng" ở quận 9 như đường Nguyễn Duy Trinh, Lò Lu, Trường Lưu... cả nhân viên kinh doanh và “cò” đất đều đổ ra đường chào mời thì nay đã thưa thớt hẳn, một số nơi hoàn toàn im ắng. Một “cò” đất tự do tên Thiện, cho biết giao dịch giảm hẳn kể từ đầu tháng 5 đến nay. Thị trường không hề có sản phẩm mới, các giao dịch đều là mua đi bán lại những nền đất do nhà đầu tư ký gửi.
Mặc dù đã có Quyết định 60 về tách thửa nhưng thực tế, có rất ít khu đất được tách thửa, phân lô bán nền khiến thị trường gần như không có thêm ngun cung mới. Do hết sản phẩm mới nên giới đầu cơ cũng khó có thể làm giá, tạo sóng. Đây cũng là lý do giải thích vì sao lượng nhân viên môi giới tại quận 9 giảm hẳn. Đng thời, giá chào bán trên thị trường cũng quay đầu giảm. Đơn cử, tại dự án Đông Tăng Long (quận 9), nhiều nhà đầu tư đang bán ra một số lô đất với giá giảm khoảng 3 triệu đng/m2 so với giá thị trường nhằm đẩy hàng, chốt lời.
Ông Đặng Đức Bền (Giám đốc Công ty địa ốc Hưng Lộc Phát, một công ty chuyên về đầu tư, môi giới nhà đất khu vực quận 2 và quận 9), cho biết từ khoảng hơn 2 tuần trở lại đây, giá bán tại một số dự án, khu đất phân lô ghi nhận giảm “chút đỉnh”. Chẳng hạn, cách đây 2 tuần, giá đất nền tại dự án Phú Nhuận (quận 9) được chào bán từ 34 - 35 triệu/m2 nay giảm về khoảng 32 triệu đng/m2; dự án Nam Long (quận 9) trước đây có giá 45 triệu/m2 giờ cũng giảm còn 42 triệu/m2; hay dự án đất nền Hoàng Anh Gia Lai hiện được rao bán với giá 53 triệu đng/m2 trong khi trước đây là 55 triệu đng/m2... Khu vực Bưng Ông Thoàn (phường Phú hữu, quận 9) nếu trước đây giá đất phân lô khoảng 35 triệu/m2 thì nay cũng giảm 33 triệu/m2, đặc biệt nhiều người còn rao bán 30 triệu/m2 để chốt lời.
Ông Bền nhận định: “Hiện nay tâm lý khách hàng đang đứng nghe ngóng, thấy giá đất cao không dám bỏ tiền vào mua đất nữa. Trong khi những nhà đầu tư đã mua trước đó nay bắt đầu bán ra để “chốt lời”, nhiều người kẹt vốn sẵn sàng bán rẻ hơn giá thị trường từ 1 - 2 triệu đng/m2. Cách đây 2 tuần khách hàng gửi bán nhiều, nhưng gần đây thị trường chững lại, giá hạ một chút nên họ không bán nữa, giữ lại chờ giá mới”.
Sau khi bị giới đầu cơ, "cò" đất thổi giá lên cao, hiện thị trường đất nền
một số khu vực ven Tp.HCM đã hạ nhiệt. Ảnh: Đình Sơn
Không riêng quận 9, anh Nam, một nhà đầu tư chuyên săn các sản phẩm ở huyện Củ Chi (Tp.HCM), cho biết thị trường đất nền tại đây cũng chững lại từ khoảng 1 tháng nay, thậm chí một số nhà đầu tư đã bán tháo nên giá giảm mạnh. Anh Nam dẫn chứng, ngày 27/3 anh mua một nền đất vườn 2.000m2 ở Bình Mỹ (huyện Củ Chi) với giá 6 tỉ, đến ngày 31/3 anh bán được với giá 9 tỉ. Tuy nhiên chỉ 5 ngày sau đó, vị khách mua lô đất của anh Nam được người khác trả 9,5 tỉ nhưng không bán, và giờ khi muốn bán lại không ai mua.
Tại huyện Cần Giờ, một trong những "điểm nóng" giá đất thời gian qua cũng ghi nhận lượng giao dịch sụt giảm mạnh từ khoảng 1 tháng trở lại đây. Đặc biệt khi có thông tin dừng dự án cầu Bình Khánh và chỉ làm đường nhánh từ đường cao tốc Bến Lức - Long Thành xuống Cần Giờ thì thị trường xuất hiện tình trạng bán tháo. Theo đó, các giao dịch mua bán tại Cần Giờ gần như đã chững lại, còn giá thì giảm khoảng 20% so với lúc sốt nóng vào giữa năm 2017.
Một vị lãnh đạo sàn giao dịch bất động sản hiện đang có dự án nhà phố chào bán tại quận Thủ Đức (Tp.HCM) cũng thừa nhận, lượng khách hàng đến sàn giảm thấy rõ. Trước đây, trung bình công ty đón khoảng 20 khách mỗi tuần thì giờ chỉ còn từ 5 - 7 khách.
Giá nhà đất, đặc biệt là đất nền hiện đã ở ngưỡng vượt quá xa giá trị thực, nhiều người lo sợ giá khó tăng mà sẽ giảm nên đều không dám liều lĩnh mua vào. Những người mua để đầu tư, lướt sóng đều bỏ cuộc, chỉ những ai thực sự cần mua để ở mới dám xuống tiền. Hiện thị trường bất động sản vẫn chịu tác động nhiều bởi yếu tố tâm lý, theo kiểu “hùa theo”. Lúc nóng sốt, người người cùng đổ tiền vào đất và đến khi thị trường chững lại thì lại cùng nhau cắt lỗ. Tuy nhiên, đây được cho là một diễn biến bình thường, bởi cái gì tăng nóng quá ri cũng có lúc phải giảm. Do đó, những công ty làm ăn chân chính sẽ không mong muốn thị trường liên tục nóng lạnh thất thường.
Nhận định về tình hình hiện nay, ông Phạm Lâm, Tổng giám đốc Công ty Danh Khôi Việt Nam, cho rằng dù thị trường có dấu hiệu chững lại, nhưng chưa xuất hiện tình trạng “bán đổ bán tháo”. Những người đang đẩy sản phẩm ra thị trường chủ yếu là dân đầu cơ, muốn thoát hàng, nhóm thứ 2 là những người kẹt vốn. Còn lại, người mua vẫn rất quan tâm những dự án đã ra sổ đỏ hoặc giá rẻ.
Tuy nhiên, theo ông Lâm, nếu thị trường vẫn yên ắng trong 1 - 2 tháng nữa thì có thể tình trạng tranh nhau bán cắt lỗ sẽ diễn ra. Về việc nhân viên môi giới, “cò” đất giảm mạnh về số lượng, ông Phạm Lâm cho rằng, hiện nhiều dự án đã ở ngưỡng giá quá cao nên lượng khách hàng giảm. Khi khách hàng đến tham quan dự án không còn, khách vãng lai cũng ít thì đương nhiên “cò” đất, nhân viên môi giới sẽ lại chuyển hướng đến những nơi có hàng, có khách để bắt đầu một “chu kỳ mới”, thổi giá - đẩy hàng bán chênh lệch. Tuy vậy, ông Lâm cũng xác nhận: “Tại những quận huyện nội thành thị trường vẫn giao dịch bình thường, giá không hề giảm”.