Hé lộ số phận 4 triệu m2 đất “vàng” của Agribank sau cổ phần hóa

20/11/2018 ,14:25
Theo đại diện Bộ Tài chính, Agribank sẽ phải tính toán lại, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ có chốt cổ phần hóa vào 1.1.2019 hay không do nắm trong tay tới 4 triệu m2 đất. Trong đó, có nhiều trường hợp đất đai không có giấy tờ.

Chiều 19.11, Bộ Tài chính đã tổ chức buổi họp báo chuyên đề về “Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN”. Tại buổi họp báo, đại diện Bộ Tài chính đã cung cấp thông tin về kế hoạch cổ phần hóa.

Theo công văn số 991/TTg-ĐMDN ngày 10.7.2017 của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2017 - 2020, cổ phần hóa 127 doanh nghiệp. Trong đó, có những Bộ, ngành, địa phương đã triển khai cổ phần hóa nhiều doanh nghiệp với giá trị lớn như Bộ Công Thương 8 doanh nghiệp, trong đó có 2 Tập đoàn và 5 Tổng công ty; Bộ Xây dựng: 4 Tổng công ty; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn: 8 doanh nghiệp, trong đó có 3 Tổng công ty; Bộ Thông tin và truyền Thông: 1 Tập đoàn và 2 Tổng công ty; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thực hiện cổ phần hóa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank).

he lo so phan 4 trieu m2 dat “vang” cua agribank sau co phan hoa hinh anh 1

Ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) trao đổi với PV tại buổi họp báo (Ảnh: Mof)

Xung quanh câu chuyện cổ phần hoá Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), một câu hỏi được đặt ra là: “BIDV hiện còn khoảng 95% vốn Nhà nước, Agribank là 100%. Phía Agribank đưa ra lộ trình tới năm 2019, sẽ tiến hành cổ phần hóa nhưng họ đang có 4 triệu m2 đất nằm rải rác khắp cả nước. Liên quan tới vấn đề cấp sổ đỏ, định giá đất đai... tất cả có khả năng hoàn thành để cổ phần hóa trong năm 2019 hay không”.

Trả lời câu hỏi của PV, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) cho biết, cổ phần hóa là quá trình chuyển từ DN 100% vốn Nhà nước sang DN đa sở hữu. Trong quá trình này, có vấn đề định giá lại doanh nghiệp. Với những tài sản là bất động sản như đất đai sẽ, thực hiện theo Luật Đất đai.

Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải rà soát kê biên lại đất đai và để UBND tỉnh, thành phố kiểm tra xem xét tình hình sử dụng và sẽ thu lại nếu sai mục đích. Dựa trên kết quả đó, doanh nghiệp mới có căn cứ lập tài sản, h sơ cổ phần hóa. Theo đó, ông Tiến khuyến nghị rằng doanh nghiệp cần phải thực hiện sớm việc sắp xếp đất đai trước khi lên phương án cổ phần hóa, nếu không thì thời gian sẽ bị kéo dài ít nhất là 1 năm.

 he lo so phan 4 trieu m2 dat “vang” cua agribank sau co phan hoa hinh anh 2

Một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank). (Ảnh minh họa)

Với trường hợp của Agribank, ông Đặng Quyết Tiến cho biết, phải thực hiện nghiêm túc theo Luật Đất đai trước, sau mới tới cổ phần hóa. Đối với BIDV, muốn tăng vốn chỉ có phương án phát hành thêm cổ phiếu, kêu gọi nhà đầu tư mới, giữ nguyên vốn Nhà nước, khi đó tỷ lệ vốn Nhà nước sẽ giảm xuống.

"Với Agribank, từ đầu năm 2018 tới nay, chúng tôi đã có nhiều lần ngi với họ để bàn cách thức xử lý 4 triệu m2 đất nêu trên. Chúng tôi đề nghị Agribank làm theo đúng Luật Đất đai và phải làm từ bây giờ. Để tới ngày 1.1.2019, khi tiến hành cổ phần hóa đã có phương án xử lý ri, phải nắm rõ trong tay mình có bao nhiêu mảnh đất Đã có giấy tờ, h sơ chưa", ông Đặng Quyết Tiến nói.

Theo ông Tiến, đây là cơ sở để gửi cho các địa phương xác định mảnh đất đó có nằm trong quy hoạch không hay chuyển quy hoạch, không còn sử dụng cho mục đích hoạt động của ngân hàng nữa để thu hi. Đng thời, định giá trị đất đai mới tại thời điểm cổ phần hóa.

"Chúng tôi khuyên Agribank phải sắp xếp xong xuôi, có trên tay phương án sử dụng đất ri mới tiến hành cổ phần hóa. Vậy nên, nếu chốt thời điểm cổ phần hóa sớm quá sẽ không hiệu quả, định giá càng xa thời điểm chốt giá trị DN sẽ càng xuống. Agribank sẽ phải tính toán lại, báo cáo với Thủ tướng Chính phủ có chốt cổ phần hóa vào 1.1.2019 hay không

Có nhiều trường hợp đất đai không có giấy tờ, Agribank được địa phương cắt cho mảnh đất, bàn giao chỉ bằng một tờ giấy. Qua hàng chục năm không hề làm thủ tục để lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bây giờ làm lại, phải có xác nhận của người cấp đất trước đây. Nếu họ không cấp, xác nhận cho thì phải thu hi mảnh đất. Thu hi mảnh đất như vậy có ảnh hưởng tới DN không hay thu ri lại cho thuê lại”, ông Đặng Quyết Tiến đưa ra lời khuyên.

 

 

 

 

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất