Khách hàng dần tiếp cận một thói quen mới
Từ khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam đầu năm và quay trở lại từ cuối tháng 7-2020, mỗi người dân được yêu cầu phải áp dụng biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc nơi đông người… Trong đó, các giao dịch tài chính ngân hàng cũng được khuyến khích thực hiện trên online, từ gửi tiết kiệm, vay vốn, mở thẻ,…, hạn chế tiền mặt để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Theo nhiều chuyên gia giao dịch tài chính qua kênh online không chỉ là biện pháp tạm thời trong giai đoạn dịch bệnh, mà sẽ trở thành thói quen lâu dài của từng khách hàng bởi tính thuận tiện và những lợi ích mà dịch vụ này mang lại.
Chị Hoàng Anh (Q2, TP.HCM) cho biết trước đây chị cũng thực hiện một số giao dịch trên internet banking, nhưng không thường xuyên và chủ yếu là các giao dịch cơ bản như thanh toán hóa đơn điện nước. Từ khi dịch Covid-19 xảy ra, chị bắt đầu giao dịch nhiều hơn vì không muốn đi lại ngoài đường nhiều, cũng không muốn mất thời gian chờ đợi, và đặc biệt hạn chế tối đa tiếp xúc tiền mặt. Chị quen dần và hiện tại luôn sử dụng mobile banking để thao tác tất cả các giao dịch mà chị cần: gửi tiết kiệm, chuyển tiền, liên kết ví mua sắm…
"Cứ đến kỳ phải thanh toán là tôi vào Mobile Banking, Internet Banking để thao tác. Rất tiện lợi, tiết kiệm thời gian. Bây giờ có thể nói nó là một thói quen khó từ bỏ của tôi" - chị Hoàng Anh chia sẻ.
Giống như chị Hoàng Anh, hiện nay đã rất nhiều khách hàng xem việc mua sắm, thanh toán, giao dịch với ngân hàng qua kênh ngân hàng điện tử là hoạt động chính, khá thường xuyên của họ để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt, đời sống hàng ngày.
Ngân hàng vào cuộc cùng khách hàng
Gần đây, một số ngân hàng thương mại đã tiến thêm một bước mạnh mẽ để thúc đẩy khách hàng sử dụng dịch vụ tài chính online. Đó là mở tài khoản trực tuyến không cần đến ngân hàng. Mở tài khoản chính là cánh cửa để khách hàng thực hiện các giao dịch tài chính một cách thuận tiện, nhanh chóng nhất. Tại Ngân hàng Bản Việt đang áp dụng định danh khách hàng điện tử (eKYC) để khách hàng dễ dàng mở tài khoản trực tiếp trên ứng dụng Viet Capital Mobile Banking, từ đó thực hiện chuyển - nhận tiền, gửi tiết kiệm, liên kết ví mua sắm, thanh toán,… ngay tức thì.
"Điều quan trọng mà chúng tôi hướng tới là không chỉ xây dựng một trải nghiệm mới mà còn cùng khách hàng tạo dựng một thói quen mới trong giao dịch tài chính để tiết kiệm thời gian, đảm bảo sức khỏe mà còn hiệu quả về mặt tài chính" - đại diện Ngân hàng Bản Việt chia sẻ.
Điểm nổi trội của tiện ích này là khách hàng chỉ thao tác trên một ứng dụng duy nhất (Viet Capital Mobile Banking) từ đăng ký mở tài khoản, chụp ảnh CMND/CCCD, chụp ảnh khuôn mặt, nhập mã xác thực đến khi giao dịch. Mọi thứ đều hoàn toàn tự động và không mất phí.
Cùng với việc mở tài khoản thanh toán trực tuyến, các ngân hàng cũng khuyến khích người dùng thanh toán qua thẻ, vừa hạn chế tiếp xúc tiền mặt, vừa tạo thói quen trong xu hướng phát triển mạnh của công nghệ.
Số liệu của ngân hàng Nhà nước cho thấy, các giao dịch tài chính online tăng mạnh trong thời gian qua. Thanh toán qua thẻ, Internet Banking và Mobile Banking trong 4 tháng đầu năm 2020 đều tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, thanh toán nội địa qua thẻ ngân hàng tăng 26,2% về số lượng và 15,7% về giá trị; thanh toán qua kênh Internet Banking tăng 3,2% về số lượng và 45,7% giá trị; thanh toán qua kênh Mobile Banking tăng tới 198,8% về số lượng và 21,9% về giá trị. Tại Ngân hàng Bản Việt, kết quả kinh doanh ngân hàng điện tử 6 tháng đầu năm cũng ghi nhận tăng trưởng ấn tượng, số lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng lần lượt gấp 3 lần và hơn 5 lần so với cả năm ngoái.
Những con số này cho thấy giao dịch tài chính online ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Đặc biệt thời điểm hiện tại, khi dịch Covid-19 vẫn còn tiếp diễn, việc ngân hàng thương mại nỗ lực đẩy mạnh tiện ích, ưu đãi qua các kênh thanh toán online sẽ góp phần tạo thuận lợi trong hình thành thói quen lâu dài cho khách hàng.
Tải app và mở tài khoản tại Viet Capital Mobile Banking để bắt đầu kích hoạt thói quen mới
Theo Nhịp sống kinh tế