Ngân hàng (NH) Nhà nước vừa ban hành văn bản chỉ đạo các NH thương mại kiểm soát chặt việc huy động vốn khi có hiện tượng một số NH tăng lãi suất tiền gửi nhanh ở một số kỳ hạn và phát hành chứng chỉ tiền gửi với lãi suất cao .
“NH Nhà nước sẽ có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm quy định của pháp luật và chỉ đạo, trong đó bao gm cả biện pháp thu hẹp chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của tổ chức NH vi phạm” - công văn nhấn mạnh.
Có dấu hiệu cạnh tranh thiếu lành mạnh
Theo khảo sát của chúng tôi, sau khi NH Nhà nước phát đi cảnh báo trên, mặt bằng lãi suất huy động trên thị trường vẫn cao ngất ngưởng. Chẳng hạn, tại VPBank áp dụng mức lãi suất 8,1%-8,4%/năm cho các kỳ hạn 18 tháng, 24 tháng và 36 tháng theo nhiều hình thức khác nhau.
Tại PVcomBank, lãi suất cao nhất là 8,5%/năm ở kỳ hạn 13 tháng với số tiền gửi mới tối thiểu 500 tỉ đng. Tương tự, TPBank cũng áp dụng mức lãi suất cao nhất là 8,6%/năm nhưng chỉ áp dụng cho khoản tiền gửi mới từ 500 tỉ đng trở lên. Ngoài ra, tại NH này, khách hàng có số tiền nhỏ và lựa chọn sản phẩm tiết kiệm phù hợp có thể có được lãi suất xấp xỉ 8,5%/năm.
Không đứng ngoài cuộc, SHB đã điều chỉnh lãi suất gửi tiết kiệm cao nhất lên mức 8,2%/năm, áp dụng với tất cả khoản tiền gửi kỳ hạn 13 tháng. Còn ở kỳ hạn 12 tháng, NH này điều chỉnh mức lãi suất tăng lên 8,1%/năm. ABBANK cũng áp dụng lãi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng cao nhất là 8,5%/năm.
Bên cạnh đó, nếu mua chứng chỉ tiền gửi tại các NH, người dân còn được hưởng mức lãi suất cao hơn. Không ít NH còn triển khai dạng chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn một năm, hai năm cho đến năm năm với lãi suất trên dưới 9%/năm, thậm chí có NH còn đẩy lên trên 10%/năm. Ví dụ, Viet Capital Bank thông báo phát hành chứng chỉ tiền gửi ghi danh với lãi suất tới 10,2%.
TS Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng của NH Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam nhìn nhận, đang xảy ra cuộc đua về lãi suất huy động và cạnh tranh không lành mạnh giữa một số NH. Điều này có nguy cơ đẩy mặt bằng lãi suất lên mức tương đối cao. “Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ khiến cho việc giảm lãi suất hoặc ổn định lãi suất cho vay trở nên khó khăn” - ông Lực cảnh báo.
Còn TS Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính NH, phân tích: Việc lãi suất chứng chỉ tiền gửi và lãi suất tiền gửi kỳ hạn dài liên tục tăng có nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các NH đẩy mạnh huy động vốn nhằm đón đầu cơ hội kinh doanh trong các tháng cuối năm.
“Một lý do nữa là việc điều chỉnh mạnh lãi suất có thể xuất phát từ việc NH Nhà nước siết chặt tỉ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn trong năm 2019 từ 45% xuống còn 40%. Điều này buộc các NH phải đẩy mạnh huy động vốn dài hạn nhằm đảm bảo tỉ lệ vốn theo yêu cầu” - ông Tín nhận định.
Lãi suất vay ở Việt Nam cao hơn khu vực
Hiện lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực ưu tiên phổ biến trong khoảng 5,5%-6%/năm, trong khi đối với các ngành nghề kinh doanh khác đang chịu mức lãi suất cho vay tối thiểu cao gấp đôi so với mức lãi suất ưu tiên. Nhiều doanh nghiệp cho rằng mức lãi suất cho vay như vậy là cao so với các nước trong khu vực, gây khó cho người kinh doanh.
Chuyên gia Cấn Văn Lực giải thích: Có bốn lý do khiến lãi suất cho vay tại Việt Nam cao hơn so với khu vực. Thứ nhất, do lạm phát vẫn ở mức tương đối cao (3,5%-4%) trong khi bình quân lạm phát thế giới là 2,3%. Thứ hai, rủi ro của nền kinh tế, của doanh nghiệp là không nhỏ, nhất là trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung leo thang. Thứ ba, chi phí chính thức và chi phí ngầm trong toàn bộ nền kinh tế vẫn ở mức cao, thủ tục hành chính vẫn phức tạp khiến chi phí bị đội lên. Chính vì thế lãi suất huy động ở mức cao, hiện dao động 7%-8%/năm.
TS Lực dự báo: Trong bối cảnh lãi suất huy động đang tăng thì không thể giảm được lãi suất cho vay. Trường hợp nếu giảm đại trà thì không có đủ ngun lực. “Bởi NH cũng là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, họ đều phải lo cho cổ đông, nhân viên, cộng đng xã hội... Từ chỗ hạn hẹp về ngun lực, rõ ràng các NH chỉ giảm được đối với những doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ưu tiên” - ông Lực nói.
Tổng giám đốc một NH thương mại thì cho rằng để giữ ổn định mặt bằng lãi suất như hiện nay đã là cố gắng lớn của các NH. Đng quan điểm, ông Nghiêm Xuân Thành, Chủ tịch Vietcombank, cũng nhìn nhận: Trong điều kiện hiện nay của nền kinh tế, việc giữ ổn định mặt bằng lãi suất như năm ngoái đã là điều đáng mừng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn có những NH xem xét giảm lãi suất cho vay với một số lĩnh vực ưu tiên như phát triển nông nghiệp nông thôn, kinh doanh hàng xuất khẩu, khởi nghiệp…
Tiềm ẩn nhiều rủi ro, gây bất ổn thị trường
Tại công văn vừa ban hành, NH Nhà nước cho rằng động thái tăng lãi suất tiềm ẩn nhiều rủi ro ảnh hưởng đến sự ổn định và phát triển lành mạnh của hệ thống NH; tạo ra diễn biến tâm lý tiêu cực trên thị trường, có nguy cơ dẫn đến cuộc đua về lãi suất huy động giữa các tổ chức tín dụng, gây bất ổn thị trường tiền tệ.
Do đó, để đảm bảo ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, NH Nhà nước đã yêu cầu các tổ chức tín dụng duy trì mặt bằng lãi suất huy động ổn định hợp lý; phù hợp với khả năng cân đối vốn, khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh; chấp hành quy định về lãi suất tiền gửi, tăng cường kiểm soát tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro...
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NH Nhà nước Chi nhánh TP.HCM, cho biết trong tám tháng đầu năm nay, tốc độ tăng trưởng tín dụng trên địa bàn TP ước đạt 8,3% so với đầu năm, trong khi đó huy động vốn tăng tới 8,6%. Đây là lần đầu tiên sau bốn năm, huy động tăng nhanh và ở mức cao hơn so với tăng trưởng tín dụng. Lãi suất huy động tăng thời gian qua là một trong những nguyên nhân khiến người dân gửi tiết kiệm nhiều vào NH.