Công suất thuê căn hộ dịch vụ dậm chân tại chỗ
Trong quý II, thị trường căn hộ dịch vụ chứng kiến nhiều sự biến đổi về ngun cung. Hiện phân khúc này đang đạt 4.600 căn, giảm khoảng 100 căn so với quý I/2018. Nguyên nhân khiến tổng ngun cung của thị trường sụt giảm là do các dự án căn hộ dịch vụ tại Royal City chính thức ngừng hoạt động. Ngoài ra, thị trường có thêm ngun cung mới là dự án Lexington tại Cầu Giấy với 42 căn. Công suất toàn thị trường đang đạt 88%. Đáng chú ý, một năm trở lại đây, công suất thuê của căn hộ dịch vụ chỉ duy trì ở mức này, không thể bứt lên mức 90% hoặc cao hơn như nhiều năm trước.
Thị trường căn hộ dịch vụ đang chứng kiến một nghịch lý là ngun cầu tăng mạnh nhưng công suất thuê hơn một năm qua vẫn dậm chân tại chỗ |
Đây thực sự là một nghịch lý. Bởi nửa đầu năm 2018, Hà Nội đứng đầu toàn quốc trong việc thu hút FDI, đạt 5,9 tỷ USD. Bên cạnh đó, số lượng khu công nghiệp xung quanh Hà Nội thuộc các thị trường vệ tinh gia tăng mạnh. Riêng việc thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam trong nửa đầu năm 2018 là 7 tỷ USD, chiếm 34% tổng vốn FDI đăng kí. Thực tế trên tất yếu kéo theo lượng chuyên gia nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam tăng, đng nghĩa với lượng cầu lớn của căn hộ dịch vụ. Thế nhưng, hơn 1 năm qua, công suất thuê của căn hộ dịch vụ hoàn toàn dậm chân tại chỗ, không thể đạt được mức 90%.
Trao đổi với Batdongsan.com.vn về hiện tượng trên, bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận Nghiên cứu - Tư vấn Savills Hà Nội cho biết, nếu so sánh với căn hộ mua để cho thuê thì hiện nay giá cho thuê của căn hộ dịch vụ đang ở mức kém cạnh tranh. Diện tích căn hộ dịch vụ cao hơn so với căn hộ thông thường. Những căn hộ dịch vụ có 1 đến 2 phòng ngủ tương đương với căn hộ thông thường có 2 đến 3 phòng ngủ. Giá thuê theo căn cao hơn nhưng phân khúc này lại không có sự linh hoạt trong diện tích, số phòng để khách hàng lựa chọn. “Ngân sách của khách thuê thường cố định, ít khi thay đổi thì giá theo căn cao sẽ khó cạnh tranh với rất nhiều loại hình căn hộ đang phát triển đa dạng trên thị trường. Chính vì thế, nếu phân khúc căn hộ dịch vụ có diện tích vừa phải, nhỏ hơn thì rõ ràng cơ hội tăng giá trên mỗi m2 và hút khách thuê sẽ cao hơn”.
Thị trường bán lẻ phía Đông Hà Nội tăng giá mạnh nhất
Cũng tại buổi họp báo, thị trường bán lẻ được đánh giá là một trong những phân khúc có mức tăng trưởng tốt nhất trong quý II/2018. Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ nửa đầu năm 2018 tăng 6,5% so với nửa đầu năm ngoái. Tổng ngun cung của quý II là 1,3 triệu m2, tăng 4,4% theo năm. Cả 3 loại hình là trung tâm thương mại, bách hóa và khối đế bán lẻ đều có giá thuê tăng. Trong đó, trung tâm thương mại ghi nhận mức tăng mạnh nhất là 10%, lên tới 42 USD/m2/tháng. Đây là mức tăng lớn nhất trong 10 năm trở lại đây. Khu vực tăng giá mạnh nhất là phía Đông Hà Nội với đại diện tiêu biểu là trung tâm thương mại Mipec Long Biên và trung tâm thương mại thuộc Vinhomes Riverside. Cũng trong quý II, quận Hoàng Mai đón trung tâm thương mại đầu tiên là Trương Định Plaza.
Thị trường bán lẻ được đánh giá là một trong những phân khúc có mức tăng trưởng tốt nhất trong quý II/2018 |
Thời gian tới, ngun cung trung tâm thương mại của Hà Nội sẽ rất di dào với sự xuất hiện của 2 trung tâm mới là Lotte Mall (Tây H) với quy mô trên 50.000 m2 và Aeon Mall (Hà Đông) với quy mô hơn 100.000 m2.
Bà Đỗ Thu Hằng nhận định, xu hướng chi tiêu của người tiêu dùng đang tập trung lớn nhất vào lĩnh vực thời trang, kế đến là các hạng mục công nghệ, vui chơi giải trí và đ gia dụng. Do đó, hiện nay cơ cấu ngành hàng của các trung tâm thương mại đang nghiêng khá nhiều về các lĩnh vực trên. Thời trang, mỹ phẩm đang dẫn đầu với tỉ lệ 26%, tiếp theo là ngành vui chơi giải trí chiếm 25% thị phần tại các trung tâm thương mại.
Bà Hằng cho biết, đi cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế trên tất cả các mảng cũng như dấu hiệu tích cực trong thu hút FDI, các chính sách tăng trưởng của chính phủ và thu nhập hộ gia đình tăng, trong tương lai, thị trường bán lẻ Hà Nội sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.