Nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu phá giá VND

26/07/2018 ,09:03
Viện trưởng CIEM cho rằng, cần ưu tiên điều hành tỷ giá, hướng tới linh hoạt, thay vì một mục tiêu cứng nhắc.

Nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu phá giá VND

Theo Báo cáo kinh tế vĩ mô Quý II/2018 của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), với độ mở thương mại cao (ở mức trên 185% GDP), hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng tương đối phức tạp của những diễn biến leo thang căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc.

Tác động trực tiếp của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung có thể khá hạn chế, nhưng tác động gián tiếp là khó lường do phản ứng quá nhanh và quá mức của nhà đầu tư trên thị trường tài chính có thể ảnh hưởng đến tỷ giá, dòng vốn ra/vào Việt Nam...

Nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu phá giá VND - Ảnh 1.

Cần ưu tiên điều hành tỷ giá, hướng tới linh hoạt, thay vì một mục tiêu cứng nhắc. (Ảnh minh họa: KT)

Ưu tiên điều hành tỷ giá

TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng CIEM nhận định, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc sẽ là một thử thách lớn đối với năng lực điều hành và cải cách kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

Cho rằng cuộc chiến này trước mắt chưa tác động trực tiếp nhiều tới kinh tế Việt Nam, song Viện trưởng CIEM lưu ý, Chính phủ cần cố gắng giữ vững đà tăng trưởng.

Biến động của nhiều đng tiền lớn trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung Quốc kéo theo không ít kiến nghị về việc phá giá đng VND.

Tuy nhiên, theo đánh giá của TS. Nguyễn Đình Cung, trong bối cảnh hiện nay, điều hành tỷ giá chỉ nên được coi là một phần trong kết hợp chính sách để tăng cường sức chống chịu của nền kinh tế, đng thời duy trì ổn định kinh tế vĩ mô. Ưu tiên điều hành tỷ giá, do đó, cần hướng tới linh hoạt, thay vì một mục tiêu cứng nhắc.

Các ý kiến và kiến nghị về tăng tỷ giá VND/USD đều chỉ nhìn việc Trung Quốc điều chỉnh tỷ giá NDT như một sự kiện riêng biệt, trong khi ít nhiều còn thiếu thực tiễn về hoạt động thương mại cũng như thị trường ngoại hối, ông Cung cho hay.

Nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu phá giá VND - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Đình Cung

"Dựa hoàn toàn vào tỷ giá theo cách phá giá để ứng phó với những tác động bất lợi đối với thương mại là không phù hợp", Viện trưởng CIEM nhấn mạnh.

Lý do TS. Nguyễn Đình Cung đưa ra là, bất định đối với thương mại hiện nay xuất phát từ những vấn đề của kinh tế thực của Mỹ và Trung Quốc, khó có thể xử lý trong ngắn hạn. Trong chừng mực ấy, dùng biện pháp tiền tệ để xử lý vấn đề kinh tế thực khó có thể mang lại hiệu quả bền vững.

Trong hầu hết trường hợp, đều thay đổi quá mức cần thiết trước khi điều chỉnh trở lại. Chính vì vậy, việc có các điều chỉnh chạy theo diễn biến đng NDT có thể làm tăng độ bất định đối với điều hành chính sách tiền tệ nói chung và tỷ giá. Trước bối cảnh ấy, các nhà đầu tư cũng phản ứng quá mức và các tài sản USD được coi là có độ an toàn cao nhất; điều này càng gây thêm áp lực mất giá đối với VNĐ, TS. Cung phân tích.

Cẩn trọng về phá giá VND

Theo góc nhìn của chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương, nếu phá giá VND, Việt Nam có thể gặp phải tình trạng "nhập khẩu lạm phát".

 
Nguy cơ “nhập khẩu lạm phát” nếu phá giá VND - Ảnh 3.

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Anh Dương

Ông Dương ví von: "Chúng ta tự ghè chân mình nếu phá giá". Bởi, theo nghiên cứu của CIEM, việc điều chỉnh tỷ giá không phải lúc nào cũng giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.

Dẫn các nghiên cứu của Trương Đình Tuyển và cộng sự (2011), Võ Trí Thành và Nguyễn Anh Dương (2015), vị chuyên gia này cho biết, điều chỉnh tỷ giá chỉ có thể giúp tăng xuất khẩu nếu vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng đây lại là thách thức khá lớn đối với Việt Nam.

Hơn nữa, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc khá nhiều vào đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc. Việc đng NDT mất giá cũng làm đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc rẻ hơn (khi quy ra VND). Do chi phí đầu vào (từ nhập khẩu) giảm, hàng Việt Nam có thể không kém cạnh tranh hơn so với hàng Trung Quốc ở thị trường thứ ba.

Giá cả không ít mặt hàng trên thế giới đang có xu hướng tăng. Nếu phá giá VNĐ, dù chỉ ở mức 2-3%, thì Việt Nam có thể gặp phải tình trạng "nhập khẩu lạm phát" song song với rủi ro suy giảm kinh tế - điều đã gặp phải trong giai đoạn 2008-2009", ông Nguyễn Anh Dương cảnh báo./.

Infographic: Cục diện cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và những hệ lụy VOV.VN - Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung được dự báo là sẽ không có “kẻ thắng”, và tác động mạnh tới kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất