Theo nghiên cứu của eMarketer, thương mại điện tử đã chiếm 15% tổng doanh số bán lẻ tại Châu Á Thái Bình Dương với 1,4 nghìn tỷ USD. Con số này dự kiến sẽ tăng hơn gấp đôi, lên đến 3 nghìn tỷ USD vào năm 2021.
Pelham Higgins, Giám đốc khu công nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc của JLL cho biết: "Người tiêu dùng mua hàng hóa qua các chuỗi bán lẻ trực tuyến ngày càng nhiều hơn. Một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhà bán lẻ trực tuyến là xử lý lượng hàng hóa khổng l trong giỏ hàng. Vì vậy, kho chứa hàng của nhà bán lẻ cần có vị trí chiến lược để quản lý lượng hàng tn. Bên cạnh đó, do nhu cầu vận chuyển hàng hóa từ kho đến nhiều địa điểm với thời gian và số lượng khác nhau, nhà bán lẻ cần có không gian kho lớn gấp ba lần so với trước”.
Sự phát triển của thương mại điện tử kéo theo sự phát triển của thị trường bất động sản nhà xưởng, kho vận |
Việt Nam là thị trường mới tiềm năng đối với thương mại điện tử và là một minh chứng điển hình cho những biến động trên. Mặc dù lượng giao dịch trực tuyến chỉ đạt 4% trên tổng doanh thu bán lẻ, tuy nhiên, thị trường này đang phát triển nhanh chóng. Theo Euromonitor, doanh thu của thị trường bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam dự kiến tăng từ 1 tỷ USD năm 2016 lên 2,3 tỷ USD vào năm 2020.
Đầu năm 2018, một trong những trang mua sắm trực tuyến lớn nhất của Việt Nam, Tiki, được gã khổng l Internet Trung Quốc JD.comrót vốn đầu tư 44 triệu USD. Alibaba của Trung Quốc cũng đã thâu tóm cổ phần tại Lazada Việt Nam, để mở rộng dịch vụ cho 23 triệu người trên khắp Đông Nam Á.
Sự tăng trưởng mạnh mẽ của thương mại điện tử tại Việt Nam khiến nhà đầu tư phải tham gia vào cuộc đua bất động sản tại đây. Gần đây nhất, tập đoàn STIC của Hàn Quốc đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng, kho bãi và ứng dụng công nghệ để phát triển các danh mục đầu tư; Warburg Pincus bắt tay Becamex IDC lập liên doanh bất động sản BW để phát triển chuỗi logistics và bất động sản công nghiệp. Tất cả đều nhằm đón sóng sự phát triển của nhà xưởng, kho vận Việt Nam trong tương lai.