Hai bên sông Tô Lịch hoa phượng nở đỏ rực nhưng không ai muốn đến ngắm bởi mùi nước ô nhiễm |
Chiều nay, 11/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp đoàn chuyên gia Nhật Bản về môi trường do Tiến sĩ Tadashi Yamamura, chuyên gia Liên Hợp Quốc về môi trường, Chủ tịch Tổ chức Xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản dẫn đầu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh đề xuất tài trợ miễn phí thí điểm xử lý ô nhiễm nước một đoạn sông Tô Lịch và một góc H Tây bằng công nghệ mới.
Tiến sĩ Tadashi Yamamura cho biết, phía Nhật Bản dự kiến mang thiết bị công nghệ hiện đại đến đặt dưới lòng sông Tô Lịch để làm sạch lòng sông. Đây là công nghệ bio-nano, tốc độ xử lý siêu nhanh. Với công nghệ này, chỉ sau 3 ngày thì mùi sẽ giảm nhiều.
Công nghệ này gm máy sục khí công nghệ nano, sử dụng vật liệu thiên nhiên... Ông cũng cho biết, phía Nhật Bản đã điều tra, khảo sát trong 2 năm để đưa ra đề nghị này; hy vọng công nghệ hiện đại này sẽ hỗ trợ tích cực Việt Nam trong vấn đề xử lý nước thải.
Thủ tướng hoan nghênh đề xuất này, cho rằng, đây là một ý tưởng tốt, phù hợp chủ trương của Đảng và Chính phủ Việt Nam nhằm tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nuớc; đánh giá cao việc các bạn Nhật Bản đã vận động ngun kinh phí để thực hiện công việc này từ ngun xã hội hóa.
Thủ tướng đề nghị các chuyên gia Nhật Bản và Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) trao đổi và làm việc cụ thể với Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND thành phố Hà Nội để nghiên cứu, quyết định phương án và tổ chức thực hiện theo đúng quy định, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, làm nền tảng tốt để xử lý ô nhiễm nước ở những địa phương khác.
Sau khi thực hiện, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng kết, đánh giá, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để quyết định chủ trương.
Liên quan đến làm sạch nước sông Tô Lịch, cách đây hơn 2 năm, UBND TP Hà Nội đã tổ chức Lễ khởi công dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá tại xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì.
Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng nước và làm trong sạch lại các sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần sông Nhuệ, với tổng mức đầu tư của dự án là hơn 16.200 tỉ đng, trong đó vốn ODA của Nhật Bản là 85%, vốn đối ứng của TP Hà Nội là 15%.
Dự án sẽ áp dụng những công nghệ tiên tiến như công nghệ khoan kích ngầm để thi công tuyến cống bao có độ sâu lên đến 15m đi dưới các tuyến phố đông đúc và công trình ngầm, công nghệ lọc cao tải để xử lý nước thải nng độ thấp do pha loãng bởi nước mưa...
Theo kế hoạch, các gói thầu khác của dự án cũng sẽ được triển khai đng loạt trong năm 2017 và các hạng mục của dự án sẽ hoàn thành vào tháng 10/2019, trước 2 năm so với thiết kế ban đầu (2021).
Tuy nhiên, cho đến nay, dự án vẫn nằm "đắp chiếu".
Hi năm 2018, công ty cổ phần hạ tầng Phương Bắc, thuộc Tập đoàn Phương Bắc cũng có công văn gửi các cơ quan chức năng TP Hà Nội đề xuất ý tưởng cải tạo sông Tô Lịch bằng cách xây dựng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt riêng cho các đô thị dọc sông Tô Lịch. Nước đổ ra sông Tô Lịch sau khi cải tạo sẽ là nước mưa tự nhiên và ngun nước sạch tự nhiên.
Công ty này cũng có ý tưởng sẽ tạo kết nối dòng chảy sông Tô Lịch với sông Hng và một số h hiện có như H Tây… để lấy nước, tạo thành dòng đối lưu sông - h hài hòa, từ đó tạo thành dòng chảy tự nhiên, hình thành hệ sinh thái dưới nước…