Nhìn lại 6 mục tiêu tái cơ cấu tổ chức tín dụng

02/10/2018 ,10:47
Tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh nhưng vẫn khoảng 9,5%, sở hữu chéo đã được xử lý bước đầu nhưng còn phức tạp với nhiều hình thức tinh vi, khó phát hiện hơn...Đó là vài đánh giá về kết quả tái cơ cấu tổ chức tín dụng theo nghị quyết số 24/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020.
Nhìn lại 6 mục tiêu tái cơ cấu tổ chức tín dụng

Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết này vừa được Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành, phục vụ quá trình thẩm tra trước khi chính thức trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tới.

Theo báo cáo, nghị quyết của Quốc hội và các văn bản liên quan nêu 6 mục tiêu cơ cấu lại các tổ chức tín dụng đến 2020, gm hai mục tiêu định lượng và bốn mục tiêu định tính.

Mục tiêu định lượng thứ nhất là đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện các phương pháp phân loại nợ xuống dưới 3% (không bao gm nợ xấu của các ngân hàng yếu kém đã được Chính phủ phê duyệt xử lý theo phương án riêng).

Hai, các ngân hàng thương mại có mức vốn tự có theo chuẩn mực của Basel II, trong đó có ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng thành công Basel II (phương pháp tiêu chuẩn trở lên).

Các mục tiêu định tính, thứ nhất là tiếp tục lành mạnh hoá tình hình tài chính, nâng cao năng lực quản trị của các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Thứ hai, từng bước xử lý và xoá bỏ tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.

Thứ ba, đẩy mạnh thoái vốn ngoài ngành của các ngân hàng thương mại.

Thứ tư, giảm lãi suất cho vay trung bình trong nước có tính cạnh tranh so với mức lãi suất cho vay trung bình trong nhóm Asean-4.

Nghị quyết 24 nêu rõ yêu cầu hoàn thành cơ cấu lại ba trọng tâm (đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức tín dụng) trước năm 2019 để tập trung ngun lực triển khai cơ cấu lại các lĩnh vực khác.

Thời gian đã gần hết, đánh giá sơ bộ về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết có 4 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả rõ ràng, 3 nhiệm vụ đã triển khai và có kết quả bước đầu.

Theo đó, mục tiêu định lượng thứ hai được cho là có khả năng hoàn thành, còn mục tiêu thứ nhất thì cần các giải pháp thúc đẩy để hoàn thành.

Cụ thể, về nợ xấu, luỹ kế từ 2012 đến hết tháng 3/2018 các tổ chức tín dụng đã xử lý được khoảng 750 nghìn tỷ đng. Số nợ xấu được xử lý năm 2017 là khoảng 70 nghìn tỷ đng, tăng 40% so với 2016. Tỷ lệ nợ xấu bán cho VAMC giảm mạnh, chiếm dưới 30% tổng số nợ xấu được xử lý trong năm 2017.

Hạn chế, theo báo cáo, trong hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu còn lớn so với mục tiêu đề ra, là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế, tạo lực cản đối với các tổ chức tín dụng hạ mặt bằng lãi suất để hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Theo ước tính của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, tỷ lệ nợ xấu giảm mạnh, nhưng vẫn khoảng 9,5%, báo cáo nêu rõ.

 

Với 4 mục tiêu định tính thì mục tiêu thứ nhất hoàn thành, thứ ba khả năng hoàn thành, còn thứ hai và thứ tư cần giải pháp thúc đẩy.

Cơ quan xây dựng báo cáo cho rằng, tình trạng sở hữu chéo các tổ chức tín dụng đã được xử lý bước đầu nhưng còn phức tạp, với nhiều hình thức sở hữu tinh vi, khó phát hiện hơn. Tình trạng sở hữu chéo khó xử lý với những trường hợp cố tình nhờ người đứng tên hộ, việc này rất tinh vi nên phải thanh tra kỹ lưỡng mới phát hiện ra.

Bên cạnh đó, xử lý sở hữu chéo còn chưa dứt điểm là do thoái vốn của cổ đông chậm bởi chưa tìm được đối tác để mua lại phần vốn đó, việc thoái vốn ngoài ngành với quy mô lớn có thể gây thiệt hại cho tổ chức, cơ quan nhà nước. Nhiều nhà đầu tư còn khó khăn về vốn nên làm chậm quá trình thoái vốn...

Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trong một báo cáo gần đây có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng cho biết, đến 31/3/2018, số cặp tổ chức tín dụng sở hữu chéo trực tiếp lẫn nhau giảm từ 7 cặp trong năm 2012 xuống còn 1 cặp; sở hữu cổ phần trực tiếp lẫn nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp còn 2 ngân hàng thương mại cổ phần với 4 cặp sở hữu cổ phần lẫn nhau.

Theo Uỷ ban Kinh tế thì quá trình triển khai xử lý các ngân hàng yếu kém đến nay còn chậm, việc thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài tham gia cơ cấu lại các ngân hàng có nhiều khó khăn, đặc biệt đối với các ngân hàng mua bắt buộc.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất