Ngoài ra tầng hầm có thể gây ra các trở ngại trong sử dụng và ảnh hưởng đến Trường Khí Dương Trạch.
Dưới đây là một số lưu ý phong thủy cho nhà có tầng hầm:
Một số lợi ích của nhà có tầng hầm
Trong kiến trúc thì có hai dạng tầng hầm là tầng hầm toàn phần và tầng bán hầm.
Về mặt phong thủy, bán hầm tạo lớp đệm cách ẩm, nâng cao chất lượng trường khí của không gian bên trên như phòng khách, nhà bếp mà vẫn không bị tù hãm dòng sinh khí.
Nếu nhà làm theo kiểu lệch tầng, có thể đặt bếp ở phía sau cao hơn hầm mà thấp hơn phòng khách, phía trước dùng để đỗ xe và làm lối vào, phía sau làm hầm phân tự hoại, h nước ngầm hoặc máy phát điện. Cách làm này tạo thế trước thấp sau cao, phù hợp với nguyên tắc phong thủy truyền thống là nhà có điểm tựa vững vàng phía sau, có thế tọa sơn.
Nhà có tầng hầm cũng như được đứng trên một phần đế cao ráo, bên ngoài hầm có thể “ngụy trang” như một đi cỏ. Khi bố trí hầm, cần chú ý trước tiên đến việc chống ngấm và úng nước. Lối vào hầm phải bố trí mương thu và thoát nước để không bị nước chảy từ ngoài vào, đng thời luôn có bơm hút nước ra ngoài.
Để tránh thấm từ ngoài vào, nên đúc bê tông cho cả vách hầm (phần chìm dưới đất). Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng, không nên làm hầm bít bùng. Nền hầm ở sâu phía dưới khá ẩm thấp nên cũng rất cần ánh sáng trực tiếp, do đó cần đảm bảo đủ ánh sáng (dương quang) tự nhiên hoặc nhân tạo cho trường khí vốn thịnh âm này.
Trường hợp không đủ cho ánh sáng trên cao rọi xuống, bạn có thể dùng gương phản chiếu kết hợp ánh sáng đèn điện để tăng cường năng lượng dương.
Khoảng giữa và sau hầm cần có giếng trời để thông thoáng.
Ngoài ra, do bản chất không gian tầng hầm bị hạn chế về lượng ánh sáng tự nhiên nên gia chủ cần lựa chọn màu sơn trắng sáng kết hợp với hệ thống đèn điện để giúp không gian tầng hầm sáng hơn lên.
Nhà có tầng hầm cần đảm bảo có sự cân đối hài hòa với kiến trúc nhà ở và đảm
báo các yếu tố về mặt phong thủy. Ảnh minh họa
Nên làm hầm tương ứng quy mô
Làm hầm nên cân nhắc đến Ngũ Hư (không tương xứng với quy mô nhà ở). Nếu nhà có nhiều lầu và nhu cầu để xe cao (có xe hơi) thì làm hầm sẽ đắc lợi.
Nếu nhà làm theo kiểu lệch tầng có thể đặt bếp ở phía sau cao và thoáng, phía trước thấp dùng đậu xe và làm lối vào, tạo thế Hậu Chẩm cao ráo, vững vàng. Nhà xây tại vùng đất yếu, hầm đng nghĩa với móng bè, tránh được tình trạng lún không đều như khi làm móng độc lập.
Làm hầm nên cân nhắc đến diện tích sao cho tương xứng với quy mô nhà ở. Nếu nhà có nhiều tầng và cần khu vực để xe rộng, thì làm hầm sẽ đắc lợi. Trường hợp không quá cần thiết hoặc không thể đào xuống sâu, thì nên làm hầm theo dạng như một tầng trệt có chiều cao thấp, từ ngoài vào gặp cầu thang dẫn thẳng lên tầng lửng để vừa giảm chi phí làm móng bè cho hầm, vừa dễ giải quyết các yếu tố thông thoáng chiếu sáng tốt hơn.
Hầm chìm hoàn toàn hay bán hầm
Các nhà ở xứ lạnh thì hay làm hầm chìm hoàn toàn để ấm áp và làm kho cất trữ thực phẩm, hầm rượu… Trong điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa nhiều như Việt Nam thì nên làm hầm nửa nổi nửa chìm (bán hầm) hơn làm hầm chìm hoàn toàn vì bán hầm dễ thông thoáng, không mất diện tích cho lối đi xuống sâu và giải quyết kỹ thuật tốt hơn.
Về mặt phong thủy, bán hầm tạo khoảng đệm cách ẩm, nâng cao Trường Khí phòng khách mà vẫn ít bị tù hãm sinh khí. Hầm của các biệt thự xây thời Pháp thường là hầm chứa đ, nếu muốn tận dụng làm chỗ sinh hoạt thì phải cải tạo, mở nhiều cửa sổ để thu nắng gió và gắn thêm các thiết bị thông gió.
Đặt bếp trong tầng hầm thế nào
Nếu đặt bếp trong tầng hầm thì không gian bếp phải cao hơn so với chỗ để xe và không gian này rất cần sự khô thoáng, sạch sẽ, tránh ẩm ướt, mốc. Tuy nhiên một số gia đình có xu hướng khi đặt bếp tại tầng hầm lại đặt ở khoảng thông tầng vì cho rằng như vậy sẽ dẫn khí tốt hơn, thông thoáng hơn, nhưng thực ra trong phong thủy đây là điều tối kỵ vì bếp rất cần “tàng phong, tụ khí”. Thay vào đó, gia chủ có thể thiết lập hệ thống máy hút mùi phù hợp để xử lý vấn đề lưu thông không khí.