Phong thủy Phòng thờ- Góc tâm linh của người Việt

29/01/2018 ,14:41
Trong ngôi nhà của người phương Đông nói chung và ngôi nhà của người Việt nói riêng, không gian tâm linh luôn chiếm một vị trí trang trọng dù có thể diện tích không nhiều như những không gian sinh hoạt khác. Với đa phần người Việt, bàn thờ chính là nơi thu nhỏ của thế giới tâm linh. Đó là nơi của những người đã khuất, là nơi lưu giữ bao nhiêu ẩn ức, tình cảm của các thế hệ.

Bàn thờ chính là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên, về một khía cạnh nào đó nó tựa như nhịp cầu kết nối âm-dương vậy. Bởi lẽ đó, trong Phong thủy của một ngôi nhà, dù không cần nói, bàn thờ và không gian thờ cúng luôn được coi trọng như một qui định bất thành văn.

Hướng và vị trí ban thờ

Bàn thờ – không gian linh thiêng của nguời Việt cũng giống như các không gian khác của ngôi nhà luôn tuân theo nguyên tắc “nhất vị nhị hướng” trong Phong thủy. Cụ thể, với một không gian mang tính chất tâm linh như ban thờ thì cần thiết phải hội đủ cả hai yếu tố là “tọa cát” và “hướng cát” tức là đặt tại vị trí đẹp trang trọng, phía hướng trước mặt bàn thờ sao cho đón được năng lượng tốt lành, tránh lung năng lượng xấu.

Trong ngôi nhà truyền thống của người Việt luôn đặt bàn thờ tổ tiên ở trung tâm gian nhà chính, tại vị trí trước Trung Cung và thường có một bộ bàn ghế tiếp khách ngay trước bàn thờ. Khi vào đến ban thờ phải đi qua sân, lên bậc thềm, hàng hiên ri mới đến không gian trong nhà, nhìn từ ngoài vào dường như không thấy ban thờ. Cách đóng mở không gian như vậy tạo nên một sự dẫn dắt, chuyển tiếp khí hài hòa, giảm xung hóa sát.

ban tho 1

Hiện nay trong những ngôi nhà hiện đại, việc bố trí ban thờ có vẻ dễ dãi hơn, tùy thuộc vào điều kiện sống của gia chủ. Tuy vậy, chúng ta cũng cần phải tránh những điều kiêng kị sau.

Bàn thờ tối kị xú uế nên không được nhìn thẳng vào WC, phía trên bàn thờ không được là WC, bàn thờ cũng không được dựa lưng vào WC hay bếp đun.

Bàn thờ “nghi tĩnh bất nghi động” tức bàn thờ cần yên tĩnh, không cần động. Vì vậy, bàn thờ nên bố trí tốt nhất là có một phòng riêng, gọi là phòng thờ nếu không thì có thể bố trí trong phòng sinh hoạt chung hoặc phòng khách, không nên bố trí ở phòng ngủ  hay phòng bếp, phòng ăn.

Trường hợp không có phòng riêng thì khi bố trí bàn thờ không được gần các nút giao thông trong nhà, không được đặt dưới gầm cầu thang hay áp sát vào gầm cầu thang. Bàn thờ cũng không được tọa ở cửa sổ hay phía trên cửa sổ (tức là sau lưng bàn thờ không được bố trí cửa sổ hoặc dưới gầm bàn thờ không được bố trí cửa sổ, cửa ra vào). Bàn thờ không được đặt thẳng với cửa chính hoặc cửa sổ khiến gió có thể xộc thẳng vào bàn thờ và ai đi qua cũng nhìn thấy. Nếu có thì phải thường xuyên đóng cửa sổ hay đặt một bức bình phong, chắn gió phía trước mặt bàn thờ.

Kích thước, màu sắc, cách trang trí và bày biện ban thờ

Một số quan niệm truyền thống cho rằng dùng con số chín (là số phiếm chỉ – số tượng trưng cho số nhiều, đầy đủ) nên kích thước ban thờ dù chính phụ, ngang dọc đều chia hết cho con số chín. Người ta tin rằng với con số này thì sức linh của tổ tiên ứng cho con cháu được đủ đầy hơn. Tuy vậy, cách tính cầu kỳ như vậy sẽ không hợp với điều kiện hiện nay.

Ban tho 2

Theo các chuyên gia Phong thủy, kích thước ban thờ nên theo những kích thước đẹp trên thước Lỗ Ban (cả phần kích thước dương trạch và âm trạch) thì đã đạt yêu cầu. Kích thước ban thờ nên phù hợp với không gian cụ thể của căn nhà. Với những nhà có diện tích quá nhỏ hẹp thì có sử dụng ban thờ treo trên tường còn với những căn nhà có diện tích rộng, ngoài việc nên bố trí một phòng thờ riêng thì gia chủ nếu sử dụng những tủ thờ sẽ làm cho không gian thờ cúng thêm phần trang trọng.

Về màu sắc, không gian thờ cúng phải thể hiện được sự tôn nghiêm với những màu thâm trầm làm chủ đạo như nâu, vàng kem, màu gỗ và màu của những bức sơn mài, hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, theo quan niệm Phong thủy màu vàng tuợng của hành Thổ – biểu tuợng của trung tâm, màu đỏ mang sắc thái Hỏa chủ về hướng thượng, thiên về yếu tố tinh thần…Những không gian này ưa dùng những màu đơn sắc, ít phối hợp phức tạp quá nhiều màu mà nghiêng về sự đng bộ và thuần nhất để tạo sự tĩnh lặng.

Đ thờ cúng và các hình thức trang trí ban thờ hiện nay thường “thiên biến vạn hóa” ít nhiều phụ thuộc vào điều kiện kinh tế của từng gia đình mà ban thờ tổ tiên thể hiện đơn giản hoặc phức tạp khác nhau. Tuy vậy, chúng ta cần nắm được ý nghĩa của từng đ vật trên ban thờ

Theo dân gian, Ban thờ biểu tượng cho bầu trời. Theo lẽ đó, hai góc ngoài của ban thờ phải có hai cây đèn hoặc nến để tượng trưng cho mặt trời- phần dương (đặt phía bên trái ban thờ) và mặt trăng – phần âm (bên phải ban thờ). Bát hương ở giữa để tượng trưng cho tinh tú.

Bàn thờ tổ tiên được coi như tầng trời nên cần phải thanh tịnh. Vì thế trừ những ngày lễ tết ra thì đ lễ nên chỉ là hương hoa, đèn, trà, quả, oản. Ngoài ra không nên có đ mặn của trần gian. Trên ban thờ, Mâm Ngũ quả là một vật không thể thiếu thiếu, nhất là mỗi dịp Tết đến Xuân về. Mâm Ngũ quả thông qua màu sắc và số lượng các loại quả nó tượng trưng cho Ngũ hành với mong muốn về một cuộc sống đủ đầy sung túc. Cùng ý nghĩa đó nhiều người cho rằng nó còn tượng trưng cho Ngũ Phúc Lâm Môn gm Phú: giàu có, Quý: Sang trọng, Thọ: Sống lâu, Khang: Khỏe mạnh, Ninh: yên ổn; nó cũng tượng trưng cho của cải năm phương đổ về, tạo nên sự trù phú, viên mãn.

Ở khía cạnh thiếu tích cực, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thể hiện qua chiếc ban thờ trong nhà hiện nay đang bị một số người lạm dụng và làm sai lệch ý nghĩa vốn có của nó. Với mong muốn ông bà phù hộ càng nhiều càng tốt, không ít người đã dâng lên ban thờ những của ngon vật lạ biến không gian thờ cúng thành nơi trưng bày cho sự giàu có xa hoa. Tấm lòng thành kính đối với ông bà tổ tiên không phải thể hiện qua những đ thờ cúng. Một gian thờ được sắp đặt đúng cách và phù hợp với văn hóa người Việt mới thể hiện được chữ “HIẾU” trong mỗi gia đình.

Chuyên gia phong thủy Pham Cương

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất