Khơi lại dòng chảy
Trong chuyến khảo sát thực tế sông Trường Giang mới đây, Chủ tịch tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh cho biết, sẽ tiến hành nạo vét và khơi thông dòng sông này.
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam (đơn vị được UBND tỉnh giao triển khai đầu tư Dự án) cho biết, Dự án nạo vét sông Trường Giang là hợp phần của Dự án Phát triển tích hợp thích ứng Quảng Nam, sử dụng vốn vay của Ngân hàng Thế giới (WB) và vốn trong nước. UBND tỉnh đã đề xuất triển khai dự án và được Thủ tướng Chính phủ thống nhất phê duyệt.
Dự kiến, dự án này sẽ khởi công trong năm 2022 và hoàn thành vào giai đoạn 2026 - 2027. Tổng vốn đầu tư của Dự án là gần 2.000 tỷ đng, trong đó vốn vay WB tương đương 1.394,8 tỷ đng, còn lại vốn đối ứng.
“Nạo vét sông Trường Giang sẽ tạo ra một hệ thống giao thông đường thủy thông suốt toàn tuyến, góp phần phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực, đặc biệt thúc đẩy phát triển kinh tế du lịch vùng Đông Quảng Nam…”, ông Tâm chia sẻ.
Ngoài ra, tỉnh Quảng Nam cũng triển khai Dự án nạo vét thoát lũ khẩn cấp và chống xâm nhập mặn sông Cổ Cò, với tổng mức đầu tư 1.000 tỷ đng, trong đó 340 tỷ đng từ Chương trình Ứng phó biến đổi khí hậu của Trung ương.
Theo kế hoạch, ngoài việc nạo vét lòng sông rộng 90 m cho đng bộ với đoạn tuyến tại Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam cũng đầu tư hoàn thiện hạ tầng 2 bên bờ sông và 4 cây cầu nối hai bờ Đông - Tây của sông Cổ Cò.
Trong khi đó, Dự án nạo vét, khơi thông sông Cổ Cò đoạn qua TP. Đà Nẵng đã cơ bản đã hoàn thành. Dự án có tổng mức đầu tư hơn 486 tỷ đng, trong đó 245 tỷ đng từ ngun vốn ngân sách Trung ương, còn lại là vốn đối ứng của TP. Đà Nẵng. Địa phương này đang thực hiện hạng mục đầu tư bờ kè quy chuẩn dọc 2 bên bờ sông.
Định hướng tương lai
Sở hữu những dòng sông lớn, có cảnh quan đẹp, tỉnh Quảng Nam đang tổ chức quy hoạch để các dòng sông trở thành động lực phát triển trong tương lai. Trong Dự án nạo vét và khơi thông sông Cổ Cò, tỉnh Quảng Nam hướng đến việc hình thành chuỗi đô thị kiến trúc độc đáo ven sông, kết nối giữa Đà Nẵng với đô thị cổ Hội An. Tuy nhiên, thực tế triển khai các dự án đô thị ven sông này còn nhiều bất cập, do các dự án phát triển đô thị có quy mô nhỏ, quy hoạch không đng bộ…
Vì vậy, việc quy hoạch sông Trường Giang được tỉnh Quảng Nam tính toán kỹ lưỡng. Theo ông Lê Trí Thanh, nếu như Cổ Cò là dòng sông của đô thị với kiến trúc độc đáo, thì Trường Giang khi quy hoạch sẽ giữ cho được hiện trạng tự nhiên vốn có của nó.
Theo đó, các trục giao thông sẽ cách xa bờ sông, chỉ ép sát bờ khi nào địa hình không thể thay đổi được. Song song với đầu tư sông Trường Giang, tỉnh sẽ xây dựng tuyến đường sát biển nhằm hạn chế việc giao đất các dự án ra ngoài mép biển, tạo không gian biển công cộng.
Như vậy, Dự án nạo vét sông Trường Giang sẽ đem lại nhiều lợi ích, vừa giúp khơi thông tuyến vận tải thủy nội địa, tăng khả năng thoát lũ sông phục vụ dân sinh, vừa thu hút doanh nghiệp đầu tư vào loại hình du lịch sinh thái sông nước rất có tiềm năng và triển vọng ở vùng này.
Trong quá trình quy hoạch, tỉnh Quảng Nam sẽ hạn chế giải tỏa trắng những khu vực người dân sống quần cư lâu đời, có những di tích lịch sử - văn hóa. Chỉ những khu vực cần thiết phải giải phóng mặt bằng thì mới thực hiện…
“Nếu bám theo sông Cổ Cò là những dự án quy mô nhỏ, chưa được quy hoạch phát triển trước khi thu hút đầu tư, thì sông Trường Giang được làm mới từ vẻ hoang sơ, đa dạng sinh học. Sông Trường Giang đi từ quy hoạch của vùng phía Đông gắn biển cho đến quy hoạch hai bên bờ sông. Hai bên bờ sông Trường Giang sẽ không cắt thành những lô nhỏ để giao cho các nhà đầu tư. Dòng sông sẽ được quy hoạch tổng thể một cách khoa học, tổ chức thu hút những nhà đầu tư có năng lực để thực hiện những dự án lớn, đảm bảo quy chuẩn của các khu đô thị, khu du lịch đẳng cấp quốc tế, đảm bảo hạ tầng đng bộ và tạo sức lan tỏa lớn”, ông Lê Trí Thanh khẳng định.
Với các dự án khơi thông sông Cổ Cò, sông Trường Giang, tỉnh Quảng Nam hướng đến mục tiêu kép là vừa khôi phục dòng chảy của những tuyến sông lịch sử, vừa tạo động lực cho phát triển, thu hút đầu tư.
Theo baodautu