Thâm nhập tâm bão sốt đất Phú Quốc: Bom đất có nổ

24/04/2018 ,12:55
Gần đây, mức độ tăng giá đất tại Phú Quốc được tính bằng giờ. Có thửa đất được mua đi - bán lại 4 lần chỉ trong một ngày, giá một công đất từ 5 tỉ nhảy vọt lên 20 tỉ đ??ng. Đất tăng giá nhanh, dễ sang tay và kiếm lời nên người người tràn vào tận các ngõ, ngách để “thu gom”, dù chưa biết có phù hợp quy hoạch hay không.

Giới chuyên gia bất động sản từng so sánh tình trạng sốt đất bất thường nói trên như quả bom. Điều đáng sợ là quả bom này có thể nổ bất cứ lúc nào nhưng nhà quản lý địa phương vẫn chưa có động thái ra tay triệt để.

Bóng... bom

Tại quán cà phê giữa trung tâm thị trấn Dương Đông, Thích- một cò đất “có số má” ở Phú Quốc tưng tửng nói: “Có thửa đất, một ngày mua đi - bán lại đến 4 lần, đẩy giá từ 5 tỉ vào buổi sáng lên đến 20 tỉ đng/công vào buổi chiều”. Thông tin này khiến một người mới từ đất liền ra đảo như tôi không khỏi kinh ngạc khi sốt đất có thể đem lại cơ hội kiếm lờỉ dễ như trở bàn tay.

Đáng nói, thông tin mà cò Thích đưa ra không hề rơi vào trường hợp cá biệt. Tôi còn sửng sốt hơn khi đến thị trấn An Thới, được một thầy giáo tên Thanh cho biết, chỉ sau một lần giao dịch, giá đất tại đây có thể tăng gấp 4 lần. “Một người thân kêu bán 4 công đất. Sáng, “cò” đến chốt giá 4 tỉ đng/công, đến trưa, cò đưa người mua đến. Ký kết xong, nhìn cảnh cò nhận tiền từ tay chủ mới với giá 20 tỉ đng/công, chủ đất xanh mặt, ri ngã lăn ra bất tỉnh”.

Để khai thác thông tin giá đất trong các phiên giao dịch “không công khai”, PV đem câu chuyện trên kể với Dũng, vốn là một cò đất có tiếng ở thị trấn Dương Đông. Không ngờ, Dũng xác nhận ngay đây là chuyện có thật, thậm chí còn đánh giá đó chỉ là “thường thường bậc trung”. Dũng kể: “Tôi vừa bán miếng đất với giá 6 tỉ đng/công, nhưng mức tăng lên đến 6 lần, vì trước đó chỉ mua với giá 1 tỉ đng/công”.

Giá đất tại Phú Quốc đã tăng khá cao và vẫn đang tăng khi vẫn có người mua kỳ vọng mọi chuyện sẽ khác khi huyện đảo lên đặc khu. Tuy nhiên các chuyên gia bất động sản thì đều cho rằng đây là điều bất thường. Cụ thể, một vị chuyên gia BĐS có tiếng ở Kiên Giang nhận xét: “Nhìn tổng quan, trong cơn nhốn nháo giá đất ở Phú Quốc hiện nay đang vắng dần những nhà đầu tư lớn, các giao dịch chỉ là mua đi - bán lại.

Nhiều người, mua mà không hề tính toán, hành động theo hiệu ứng đô-mi-nô, thấy bạn bè mua ri dễ dàng kiếm lời tiền tỉ, thì nhảy vào mua với hy vọng cũng sẽ kiếm được lời... Điều này rất nguy hiểm và đáng báo động”. Vị chuyên gia này nói và cho biết thêm: “Thực tế ở Phú Quốc có nhiều dự án đã khởi động 10 năm mà vẫn giậm chân tại chỗ, cho thấy đất “nóng” hiện nay đang như quả bom, có thể nổ bất cứ lúc nào”.

Đng tình với ý kiến trên, nhiều chuyên gia bất động sản cũng dự báo “quả bom đất” Phú Quốc sẽ sớm nổ tung bởi thực tế cơ quan chức năng địa phương rất yếu kém trong quản lý.

bất động sản Phú Quốc
Lo ngại bong bóng bất động sản Phú Quốc phát nổ gây ra nhiều hệ lụy. Ảnh minh họa

“Loạn” vì... tùy tiện

Ngi cà phê ở quán Vô Thường, gần trụ sở UBND huyện Phú Quốc, một cò đất tên Thu rỉ tai PV: “Khi biết tin sẽ thanh tra việc lấy đất nông nghiệp phân lô, xẻ nền, tụi chị họp bàn ri quyết định hạ giá bán để “chạy” lỗ” và không quên giải thích thêm: “không phải mình lừa gạt người mua, mà mình cũng chính là nạn nhân”.

“Cò” đất tên Thu còn cho rằng, sở dĩ có tình trạng loạn vị trí và giá đất như hiện nay là do sự thiếu minh bạch, chưa đầy đủ và thiếu thống nhất về thông tin quy hoạch, về thị trường bất động sản... của chính quyền địa phương. Thậm chí còn hơn thế nữa. Một thông tin đang khiến người dân huyện đảo xôn xao gần đây là việc ông Nguyễn Đình Chiến vừa bán thửa đất ngun gốc đất rừng ở xã Cửa Cạn với giá 5 tỉ đng/công, bỏ túi hơn 20 tỉ đng.

Người dân xôn xao không phải vì số tiền lớn mà nhận thấy có sự bất thường trong việc hô biến thửa đất vốn có ngun gốc đất rừng này. Ngay khi phát hiện thửa đất hơn 4.000m2 thuộc khu vực Nhà nước quản lý của ông Chiến được cấp "sổ đỏ", nhiều cơ quan truyền thông đã vào cuộc. Sau đó, cơ quan chức năng cũng ban hành chỉ đạo thu hi, nhưng khó hiểu là đến ngày 29/1/2018, miếng đất này được tách thửa trở lại và bán với giá 5 tỉ đng/công vào đầu tháng 4/2018.

Người dân xì xào là do ông Chiến “có mối quan hệ” nên được đất. Chưa cần phải biết người tên Chiến là ai, có mối quan hệ thế nào, nhưng riêng việc xử lý “tùy tiện” đủ để thấy những sai phạm tại Phú Quốc một phần là do lãnh đạo “mở cửa”. Đáng nói, điều này không những sẽ tạo đà cho nạn phá rừng mà chúng tôi đã đề cập mà còn gây ra biết bao rối rắm trong tương lai và châm ngòi nổ chậm cho nhiều khu đất đã được thu hi và đưa vào xây dựng...

Còn nhớ một vụ việc xảy ra vào năm 2015 tại huyện đảo này. Cụ thể, UBND huyện Phú Quốc ra quyết định thu hi hơn 32.000m2 đất tại xã Gành Dầu của ông Phạm Phú Hải để giao cho Cty Starbay Holding.LDT làm khu du lịch sinh thái Bãi Dài. Tuy nhiên, viện lý do căn cứ theo Quyết định 164/QĐ-CT của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, khu đất của ông Hải hình thành do bao chiếm đất rừng đặc dụng nên UBND huyện Phú Quốc không bi thường đất và cây trng cho ông Hải. Không đng tình với quyết định này, ông Hải khởi kiện.

Sau đó vụ việc được TAND tỉnh Kiên Giang đưa ra xét xử vào ngày 27/6/2017 với nhận định việc UBND huyện Phú Quốc thu hi mà không bi thường cho ông Hải là không đúng. Tòa cũng hủy toàn bộ quyết định thu hi đất này và kiến nghị UBND huyện Phú Quốc thực hiện bi thường, hỗ trợ ông Hải theo quy định của pháp luật.

Đến ngày 21/9/2017, Cục Thi hành án dân sự Kiên Giang ra thông báo tự nguyện thi hành án gửi đến UBND huyện Phú Quốc, nhưng được biết đến trung tuần tháng 4 vừa qua, UBND huyện Phú Quốc vẫn chưa thực hiện thông báo này. Đáng nói, đây không phải là lần đầu cơ quan này xử lý “tùy tiện”.

Trước đó, UBND huyện Phú Quốc từng xin vắng mặt suốt quá trình tố tụng, khiến tòa không thể tiến hành đối thoại được. Ngoài ra, cơ quan này còn không chấp hành cung cấp tài liệu chứng cứ và văn bản theo yêu cầu của tòa.

Ông Huỳnh Tài Đức, thẩm phán kiêm chủ tọa phiên tòa sơ thẩm TAND tỉnh Kiên Giang, cho biết: “UBND huyện Phú Quốc đã không chấp hành yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ mặc dù TA đã có yêu cầu, gây ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án”.

Cũng cần nói thêm rằng, ông Hải trong câu chuyện nói trên nguyên là Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Phú Quốc. Như vậy, ông này là tiền bối của nhiều vị đương nhiệm lãnh đạo huyện Phú Quốc hiện nay. Ông Hải còn bị đối xử như vậy không biết người dân thường sẽ còn lận đận đến dường nào

Theo thông tin riêng của PV từ một người am tường, thực ra Phú Quốc đang còn rất nhiều “ông Hải” khác, nhưng vì nhiều lý do mà họ chưa thể lên tiếng. Đây cũng là lý do khiến nhiều người mua đất chưa dám đầu tư mà chỉ muốn làm sao bán đi thật nhanh để không bị thiệt thòi khi đất bị thu hi. Nói cách khác, ngun cơn tạo ra những trận “lướt sóng” của giá đất Phú Quốc hiện nay xuất phát từ đây.

rao bán đất Phú Quốc
Một lô đất đã phân nền đang rao bán tại xã Hàm Ninh, Phú Quốc. Ảnh: PVĐT

Đáng sợ nhất là quả bom... nghèo

Hay tin tôi ra Phú Quốc công tác, một đng nghiệp cũ gọi điện rủ rê: “Chú xin nghỉ việc, ra đây với anh làm vài tháng đủ tiền dưỡng già”. Như sợ chưa đủ thuyết phục, anh này còn nói thêm: “Chỉ cần trúng 1 vụ, kiếm tiền tỉ dễ như trở bàn tay. Nhiều cán bộ ở huyện cũng nghỉ việc để làm cò. Nếu không, thì cũng tay ngoài dài hơn tay trong”. Sau cùng, anh bạn chốt: “Công tác mãi thì có mà nghèo...”.

Tôi cũng khá bất ngờ khi anh thể hiện một khí khái hoàn toàn trái ngược với tính cách của anh khi còn công tác trong ngành truyền thông cách đây không lâu. Những trận sốt đất, mua bán rầm rộ đã tạo nên một lớp nhà giàu mới với ngôn phong cũng rất mới.

Đó thực sự là điều rất đáng lo. Nhưng đáng lo hơn là cơn địa chấn đất đai còn đẻ tiếp ra nhiều cơn chấn động khác. Cụ thể, khả năng bùng nổ của “quả bom đất” khiến túi tiền của giới đầu cơ điển hình là những người xẻ đất nông nghiệp bán nền như “cò” Thu...bị đe dọa. Nhưng đáng sợ nhất vẫn là đng tiền, với mặt trái của nó đã hình thành một cơn chấn động đạo đức con người Phú Quốc, những người dân bình dị từng góp phần tạo nên “thương hiệu” Đảo Ngọc với những câu chuyện đẹp như “huyền thoại” về tình người: Nhà không cần cửa, đ đạc không sợ mất, người sống tình cảm...

Một bạn đng môn thời sinh viên đang sống tại thị trấn An Thới kể với PV câu chuyện đau lòng mà nguyên nhân là từ cơn sốt giá đất gần đây. “Khi nghe hắn nói: “Má tao mất dạy thiệt”, tôi đã lặng lẽ bỏ về trước khi không kiềm chế được sự tức giận của nạn suy đi đạo đức”, anh bạn đng môn bun bã.

Chuyện là một gia đình ở An Thới đã xảy ra lục đục khi “cò” trả giá 15 tỉ đng cho thửa đất của gia đình. Người anh do khi được cha chia phần vẫn chưa tách thửa nên chưa thể bán được. Còn người em, thấy đất của người anh bán được giá cao, muốn kiếm thêm nên cố kì kèo: “Chỉ đng ý ký tên khi người anh chia 3 tỉ đng để phụ tiếp mình nuôi dưỡng mẹ già”. Người mẹ già thấy vậy cũng lên tiếng khuyên nhủ anh con lớn...

Vì thời gian giao đất trong hợp đng có hạn, không thể kéo dài thêm nên người anh đành chấp nhận mà trong lòng rất ấm ức. Vì vậy, mà khi ngi nhậu với anh bạn đng môn của tôi, đã xổ lòng: “Má tao thật mất dạy. Từ đây đoạn tuyệt anh em, mẹ con”. Sau câu nói này, cả bàn nhậu chẳng ai bảo ai kéo nhau ra về, còn lại một mình gã tỉ phú...

Nhưng đáng lo ngại nhất chính là việc cơn sốt giá đất có thể gây ra nguy cơ bùng nổ của “quả bom nghèo”. Dù chưa có con số thống kê cụ thể, nhiều lãnh đạo huyện Phú Quốc đều cho rằng, nhiều người dân Phú Quốc đang dấn thân vào quỹ đạo oan nghiệt: “Bán đất, trở thành tỉ phú, ri rơi xuống nghèo, thậm chí nghèo hơn xưa”.

Sự bất hạnh trên xuất phát từ nhiều lý do, nhưng quan trọng nhất là họ chưa sẵn sàng để bước vào cuộc sống mới. Người dân An Thới hiện giờ vẫn chưa hết bàng hoàng về câu chuyện của gia đình ông Ba Ca. Sau khi bán hết đất kiếm được gần 1.000 lượng vàng và đốt hết vào nhậu nhẹt, vui chơi trong một thời gian ngắn, cả gia đình lại lâm cảnh nghèo mạt rệp vì tàu ghe hư hỏng, không còn đất để bán, phải đi làm thuê sống qua ngày.

Một đại gia đất khác là ông Năm Bắp (Đặng Văn Bắp, xã Hàm Ninh) còn rớt xuống hộ nghèo. Khi bán đất xong, phần vì không biết làm nghề nào mưu sinh, phần bệnh hoạn... đến khi hết tiền, gia đình ông hoàn toàn tay trắng, đến mức UBND xã phải cấp sổ hộ nghèo...

Từ nhiều năm nay, những câu chuyện về “tỉ phú không tiền” đã quá quen thuộc ở Phú Quốc, nhưng đáng bun là tình trạng này vẫn chưa có dấu hiệu dừng. Nếu hiện tại địa phương không kịp thời can thiệp bằng giải pháp hữu hiệu, quả bom ấy sẽ phát... nổ, Đảo Ngọc sẽ không còn là chính mình. Khi đó huyện đảo Phú Quốc sẽ trôi đi đâu, về đâu

Thành lập đoàn kiểm tra, xử lý nạn chặt phá và lấn chiếm đất rừng Phú Quốc

Vào chiều ngày 19/4, tại huyện đảo Phú Quốc, lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang chính thức ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành. Đoàn sẽ thực hiện kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động đầu tư xây dựng, đất đai, chặt phá và lấn chiếm đất rừng trên địa bàn huyện Phú Quốc. Đoàn kiểm tra gm tất cả 22 thành viên với trưởng đoàn là ông Phùng Quốc Bình, PGĐ Sở TNMT Kiên Giang. Dự kiến Đoàn sẽ có 90 ngày làm việc bắt đầu từ ngày công bố quyết định thành lập. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, Đoàn sẽ tự giải thể. P.V