Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam “chậm chạp” nắm bắt mô hình mới

15/05/2018 ,14:25
Bất động sản nghỉ dưỡng đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang thiếu sự đa dạng các loại hình sản phẩm và chưa nắm bắt được các xu hướng, mô hình mới.

Một trong những loại hình bất động sản nghỉ dưỡng nở rộ ở Việt Nam trong các năm qua là condotel. Tuy nhiên, theo đại diện Savills, các chủ đầu tư condotel hiện nay quá chú trọng vào các cơ hội ngắn hạn khi chủ yếu phát triển theo hướng tăng trưởng nhu cầu phòng. Trong khi đó, ngành du lịch nghỉ dưỡng đang có sự thay đổi lớn, không chỉ ở sự tăng trưởng số lượng phòng mà còn là sự xuất hiện đối tượng khách hàng mới.

Thị trường BĐS nghỉ dưỡng Việt Nam “chậm chạp” nắm bắt mô hình mới
Thị trường nghỉ dưỡng Việt Nam đang thiếu sự đa dạng các loại
hình sản phẩm và chưa nắm bắt được các xu hướng, mô hình mới

Hiện nay, hầu hết các dự án condotel ở Việt Nam được quản lý bởi chính chủ đầu tư. Phần lớn các dự án mới chỉ chú trọng khía cạnh bán hàng, thay vì quan tâm đến việc vận hành dài hạn sau khi hoàn tất xây dựng. Do đó, nếu các chủ đầu tư chỉ đơn thuần phát triển một dự án với số lượng phòng lớn sẽ không đảm bảo tính cạnh tranh cũng như nhu cầu của khách hàng trong trung và dài hạn.

Trong khi đó, trên thế giới, từ lâu, condotel đã được phát triển theo mô hình branded residence (căn hộ được chú trọng thiết kế và được quản lý bởi một thương hiệu nổi tiếng). Việc kết hợp đơn vị quản lý với một thương hiệu thiết kế nổi tiếng giúp cho dự án có thể đạt được giá bán cao hơn cũng như mang lại giá trị cộng sinh về tiêu chuẩn dịch vụ quốc tế, tạo dấu ấn riêng cho thương hiệu và sản phẩm.

Bên cạnh đó, một thay đổi lớn của thị trường nghỉ dưỡng toàn cầu là sự xuất hiện của đối tượng du lịch mới: thế hệ Millennial (thế hệ những người sinh ra trong giai đoạn 1980 đến 2000). Đối tượng này hiện chiếm 24% tổng dân số toàn cầu và 38% dân số Việt Nam. Đây là phân khúc khách hàng mang lại tiềm năng lớn về doanh thu du lịch và nghỉ dưỡng.

Du khách thuộc thế hệ Millennial yêu thích và đề cao sự trải nghiệm. Đối tượng khách du lịch này thường không chuộng các khách sạn truyền thống mà tìm kiếm sự trải nghiệm văn hóa cùng với bạn bè hoặc cộng đng địa phương. Hầu hết họ đều yêu cầu đường truyền wifi tốc độ cao để truyền tải video, xem Youtube hoặc Netflix. Các nền tảng ứng dụng và loại hình chia sẻ lưu trú như Airbnb, Couch Surfing, Hostel và Poshtel được đối tượng khách này ưa chuộng. Phòng ngủ chỉ là một phần trải nghiệm trong suốt chuyến du lịch của họ. Du khách thế hệ Millennial thích ghi lại những hình ảnh và khoảnh khắc, tìm hiểu ẩm thực văn hóa địa phương và chia sẻ qua các kênh mạng xã hội. Họ cũng có xu hướng liên tục di chuyển đến các địa điểm khác nhau và kết hợp vừa du lịch vừa làm việc. Co-working space (không gian chia sẻ) giúp du khách thế hệ Millennial có thể dễ dàng làm việc tại chính khách sạn của họ.

Theo ước tính của Savills, từ năm 2018 đến 2020, thị trường du khách Millennial sẽ đạt tốc độ tăng trưởng hai con số. Đây sẽ là thử thách cho các khách sạn truyền thống tại Việt Nam trong việc điều chỉnh theo nhu cầu của khách Millennial.

Ngoài ra, một phân khúc quan trọng của du lịch nghỉ dưỡng là dịch vụ giải trí. So với các điểm đến du lịch trong khu vực như Phuket, Bali, Bangkok và Singapore, hiện Việt Nam vẫn thiếu các loại hình dịch vụ ăn uống và giải trí chất lượng. Theo ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotel Châu Á thì tiện ích, dịch vụ ăn uống và giải trí có thể mang lại ngun doanh thu đáng kể cho các khách sạn và resort. Các chủ đầu tư Việt Nam cần chú trọng hơn vào trải nghiệm của khách hàng nhằm tạo ra “dấu ấn riêng” cho dự án khách sạn của mình.

Đại diện thương hiệu Nikki Beach cùng chung quan điểm: “Với lợi thế dân số trẻ và sự tăng trưởng thu nhập của tầng lớp trung lưu, nhu cầu trải nghiệm ẩm thực, giải trí, phim ảnh, nghệ thuật, âm nhạc và thời trang tại các điểm đến ven biển như Long Hải, H Tràm, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Cam Ranh và Phú Quốc… của du khách Việt sẽ gia tăng trong thập kỷ tới. Đây cũng là các thị trường tiềm năng cho các mô hình giải trí. Tuy nhiên, thị trường Việt Nam lại đang thiếu các loại hình tiện ích giải trí mới trên”.