Thủ tục gộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà

18/03/2018 ,20:49
Thủ tục gộp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Khi mua bán nhà nhiều căn nhà có thể thực hiện thủ tục hợp nhất sổ h??ng được không?

Tóm tắt câu hỏi:

Chào Luật sư, Tôi có ý định mua 1 căn nhà có 4 tầng. Sau khi tìm hiểu thì tôi biết được mỗi tầng nhà là của một chủ sở hữu có sổ hồng riêng. Nguyên nhà này là nhà của Nhà nước bán hóa giá cho mỗi hộ. Muốn mua tôi phải mua riêng từng hộ ứng với mỗi tầng riêng biệt. Vậy sau khi mua nhà tôi có thể nhập chung 4 sổ hồng này thành 1 sổ hồng đứng tên tôi được không để tiện xây dựng và cải tạo lại không Thủ tục như thế nào Việc mua 1 căn nhà nhưng thực tế lại phải làm thủ tục mua như là mua 4 căn khác nhau thì số tiền tôi phải đóng thuế có khác gì so với việc mua 1 căn nhà có 4 tầng nhưng chỉ do 1 chủ đứng tên Rất mong nhận được thư trả lời của quý công ty. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

1. Sau khi mua nhà tôi có thể nhập chung 4 sổ hồng này thành 1 sổ hồng đứng tên tôi được không để tiện xây dựng và cải tạo lại không Thủ tục như thế nào

Mặc dù bạn không đưa ra thông tin nhà mua là nhà ở riêng lẻ hay nhà chung cư tuy nhiên sau khi mua bán cả 4 căn trên thì tài sản trên đất thuộc sở hữu của bạn và bạn có thể ghi tài sản của mình trên 1 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất theo quy định tại khoản 2 và khoản 7 Điều 7 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Điều 7. Thể hiện thông tin về nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận

2. Trường hợp tài sản là nhà ở riêng lẻ thì thể hiện các nội dung theo quy định như sau:

a) Loại nhà ở: ghi loại nhà ở cụ thể theo quy định của pháp luật về nhà ở. Ví dụ: "Nhà ở riêng lẻ"; "Nhà biệt thự";

b) Diện tích xây dựng: ghi diện tích mặt bằng chiếm đất của nhà ở tại vị trí tiếp xúc với mặt đất theo mép ngoài tường bao của nhà, bằng số Ả Rập, theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân;

c) Diện tích sàn: ghi bằng số Ả Rập theo đơn vị mét vuông, được làm tròn số đến một chữ số thập phân. Đối với nhà ở một tầng thì ghi diện tích mặt bằng sàn xây dựng của nhà đó. Đối với nhà ở nhiều tầng thì ghi tổng diện tích mặt bằng sàn xây dựng của các tầng;

d) Hình thức sở hữu: ghi "Sở hữu riêng" đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu của một chủ; ghi "Sở hữu chung" đối với trường hợp nhà ở thuộc sở hữu chung của nhiều chủ; trường hợp nhà ở có phần sở hữu riêng và có phần sở hữu chung thì ghi lần lượt từng hình thức sở hữu và diện tích kèm theo. Ví dụ: "Sở hữu riêng 50m2; sở hữu chung 20m2";

đ) Cấp (hạng) nhà ở: xác định và ghi theo quy định phân cấp nhà ở của pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng;

e) Thời hạn được sở hữu ghi đối với các trường hợp như sau:

– Trường hợp mua nhà ở có thời hạn theo quy định của pháp luật về nhà ở thì ghi ngày tháng năm hết hạn được sở hữu theo hợp đng mua bán hoặc theo quy định của pháp luật về nhà ở;

– Trường hợp được sở hữu nhà ở trên đất thuê, mượn của người sử dụng đất khác thì ghi ngày tháng năm kết thúc thời hạn thuê, mượn;

– Các trường hợp còn lại không xác định thời hạn và ghi bằng dấu "-/-".

7. Trường hợp nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của một chủ thì cấp một Giấy chứng nhận cho toàn bộ nhà chung cư và thể hiện như quy định tại Khoản 2 Điều này, trong đó loại nhà ở được ghi "Nhà chung cư".

Trường hợp nhà chung cư có mục đích hỗn hợp, trong đó một phần là các căn hộ để ở và một phần dành cho mục đích thương mại, dịch vụ, văn phòng làm việc thuộc quyền sở hữu của một chủ thì cấp một Giấy chứng nhận cho toàn bộ nhà hỗn hợp và thể hiện như quy định tại Khoản 4 Điều này.

Trường hợp một phần nhà chung cư (một số căn hộ, văn phòng làm việc, cơ sở thương mại, dịch vụ) thuộc quyền sở hữu của một chủ thì thể hiện loại tài sản là "Nhà hỗn hợp"; tiếp theo thể hiện tên nhà chung cư và các thông tin chi tiết về từng căn hộ, cơ sở thương mại, dịch vụ, văn phòng làm việc vào bảng dưới đây:

Loại tài sản và số hiệu

Diện tích sàn(m2)

Hình thức sở hữu

Thời hạn sở hữu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thủ tục thực hiện:

– Thực hiện công chứng hợp đng mua bán tại Văn phòng công chứng hoặc chứng thực hợp đng mua bán  tại Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật.

– Thực hiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng kí đất đai.

2. Việc mua 1 căn nhà nhưng thực tế lại phải làm thủ tục mua như là mua 4 căn khác nhau thì số tiền tôi phải đóng thuế có khác gì so với việc mua 1 căn nhà có 4 tầng nhưng chỉ do 1 chủ đứng tên

Việc chuyển nhượng bất động sản (nhà ở) thì người nộp thuế theo quy định của pháp luật là bên chuyển nhượng (bên bán), tức là bạn không phải người có nghĩa vụ nộp thuế, do vậy nghĩa vụ thuế của bạn không đổi.

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2014 hợp nhất Luật thuế thu nhập cá nhân) thì số thuế mà bên nhận chuyển nhượng phải nộp bằng giá chuyển nhượng từng lần nhân với thuế suất 2%. Như vậy, nếu giá chuyển nhượng từng căn hộ cộng lại bằng với giá chuyển nhượng của cả căn nhà thì nghĩa vụ thuế không thay đổi.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất