Tiêu chuẩn PCCC đối với văn phòng tại Việt Nam Cập nhật 2024

09/03/2024 ,15:17

Đối với những tòa nhà cao tầng, thực hiện quy định về PCCC đối với văn phòng là một yếu tố an toàn không thể thiếu. Đặc biệt, đối với các tòa nhà văn phòng cần đạt tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng, các doanh nghiệp, công ty thuê văn phòng mới tại những tòa nhà này mới đủ điều kiện xin giấy phép đăng ký kinh doanh.

 

1. Tiêu chuẩn PCCC cho văn phòng là gì?

Tiêu chuẩn PCCC cho văn phòng là những quy định, quy chuẩn về phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với các tòa nhà văn phòng. Các tiêu chuẩn này được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, bao gồm:

  • Luật Phòng cháy và chữa cháy năm 2001
  • Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy
  • Thông tư số 63/2019/TT-BCA ngày 30/12/2019 của Bộ Công an quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.

Tiêu chuẩn PCCC tại tòa nhà văn phòng là gì

 

Trong trường hợp các tòa nhà văn phòng xảy ra sự cố, việc có hệ thống PCCC tiêu chuẩn là vô cùng cần thiết và quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho con người và tài sản. Đặc biệt, với những tòa nhà có quy mô lớn, công tác quản lý PCCC tại tòa nhà là một điều tiên quyết để các doanh nghiệp sở hữu và các doanh nghiệp thuê văn phòng có đủ điều kiện xin giấy phép kinh doanh hợp pháp. 

2. Các quy định về PCCC đối với văn phòng mới nhất

Sau đây là một số quy định mới nhất về phòng cháy chữa cháy đối tại các tòa nhà văn phòng tại Việt Nam.

2.1 Trang bị hệ thống báo cháy tự động

Theo tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy đối với nhà cao tầng, yêu cầu về trang bị hệ thống báo cháy cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Hệ thống này cần đảm bảo một số điều kiện sau:

  • Khả năng phát hiện được đám cháy trong thời gian nhanh chóng.
  • Tín hiệu được chuyển đi một cách rõ ràng.
  • Mức độ tin cậy của hệ thống báo cháy tự động cao.

Nếu tòa nhà được trang bị hệ thống báo cháy có kết nối tự động cùng hệ thống chữa cháy thì ngoài khả năng phát hiện đám cháy nhanh chóng, hệ thống này còn phải điều khiển được hoạt động chữa cháy một cách kịp thời.

Theo tiêu chuẩn PCCC các tòa nhà cao tầng cần trang bị hệ thống báo cháy tự động

 

Nhà đầu tư cần phải kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống tối thiểu 2 lần/năm. Đồng thời phải bảo dưỡng hệ thống này định kỳ 2 lần/năm để đảm bảo hệ thống có khả năng hoạt động tốt nhất. Toàn bộ yêu cầu của hệ thống báo cháy tự động cần phải đáp ứng được tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.

Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống bao gồm các thiết bị được lắp đặt trong tòa nhà để phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra

 

Đối với tòa nhà tổ hợp chung cư & văn phòng, khối chung cư còn có hệ thống phát thanh công cộng được dùng để thông báo các thông tin chung của khu nhà. Trong trường hợp xảy ra cháy, hệ thống phát thanh công cộng kết hợp hệ thống thông báo khẩn sẽ giúp cư dân nhận được hướng dẫn nhanh nhất từ đơn vị phòng cháy chữa cháy để kịp thời sơ tán đến nơi an toàn.

2.2 Trang bị bình chữa cháy đầy đủ

Tiêu chuẩn bình chữa cháy cần phải đảm bảo 50 – 150m2/bình. Toàn bộ những khu vực có khả năng cháy nổ lớn đều phải được trang bị bình chữa cháy. Không chỉ như vậy, những nơi đã được trang bị hệ thống chữa cháy tự động cũng cần phải được lắp đặt thêm bình chữa cháy xách tay để đảm bảo an toàn tối đa khi có cháy nổ. Bình phải được bố trí khoa học, không nên tập trung quá nhiều bình chữa cháy tại một khu vực.

Trang bị bình chữa cháy đầy đủ là yêu cầu bắt buộc đối với các tòa nhà cao tầng

 

Với những khu vực có độ nguy hiểm thấp thì nên trang bị 150m2/bình, với độ nguy hiểm trung bình thì 75m2/bình và nếu mức độ nguy hiểm cao thì 50m2/bình. Các trang bị và lắp đặt bình chữa cháy cần phải đáp ứng tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3890:2009.

2.3 Lối thoát hiểm được trang bị hệ thống cửa chắc chắn

Đối các cánh cửa sử dụng thoát hiểm cho hành lang tầng, không gian chủng, phòng chờ, sảnh thì luôn phải được mở tự do từ bên trong mà không cần sử dụng một loại chìa khóa nào. Với những tòa nhà cao tầng có chiều cao từ 15m trở lên, cửa nên làm từ vật liệu cửa đặc hay kính cường lực.

Với buồng thang bộ, cửa ra vào phải được thiết kế cơ chế tự đóng và khe cửa cần chèn kín. Những cánh cửa ở trong buồng thang bộ có thể thể mở trực tiếp ra phía bên ngoài không thể tự đóng và hoàn toàn không cần phải chèn kín phần khe cửa.

Hệ thống cửa chắc chắn của lối thoát hiểm giúp đảm bảo an toàn cho mọi người trong trường hợp xảy ra sự cố

 

Loại cửa ở lối thoát hiểm của các gian phòng hay hành lang cần trang bị cửa đặt có thể đóng tự động và khe cửa được thiết kế chèn kín. 

  • Phải có đường chạy thông thoáng dẫn đến cửa thoát hiểm này.
  • Toàn bộ trang bị cửa thoát hiểm phải đảm bảo quy chuẩn Việt Nam: QCVN 06:2010/BXD.

Ngoài ra, những loại cửa này luôn để mở trong quá trình sử dụng và được trang bị cơ chế hoạt động tự đóng trong trường hợp có đám cháy xảy ra.

2.4 Thiết kế 1 – 2 họng nước tại các điểm trong tòa nhà

Các tòa nhà cao tầng cần phải được bố trí từ 1 – 2 họng nước chữa cháy tại các điểm trong nhà với lưu lượng nước chảy là 2,5l/giây. Những họng chữa cháy này cần phải được đặt ngay lối đi, ở sảnh, hành lang hay các vị trí dễ dàng sử dụng. Phần tâm của họng nước phải nằm ở vị trí có độ cao 1,25m so với bề mặt sàn.

Họng nước chữa cháy cần được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ để đảm bảo hoạt động hiệu quả

 

Từng họng chữa cháy phải được trang bị van khóa, lăng phun nước và cuộn vòi mềm theo đúng chiều dài đã được nhà thiết kế tính toàn đáp ứng Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2622:1995.

2.5 Được thiết kế tối thiểu 2 lối thoát hiểm

Tùy thuộc vào quy mô dự án mà chủ đầu tư cũng như đơn vị thiết kế sẽ tính toán số lượng thang phù hợp theo tiêu chuẩn Phòng cháy Chữa cháy. Tuy nhiên ở 1 block căn hộ phải bố trí 2 thang thoát hiểm trở lên thì mới có thể di chuyển kịp thời. Vì vậy hãy lựa chọn căn hộ chung cư tốt nhất là có trên 2 thang thoát hiểm và chọn căn hộ có vị trí gần thang thoát hiểm thì càng tốt.

Theo quy định tại TCVN 6160:1996, các tòa nhà cao tầng phải có ít nhất 2 lối hiểm để bảo đảm cho người thoát nạn an toàn khi có cháy

 

Với những ngôi nhà cao tầng có diện tích ở mỗi tầng tới 300m2 thì thiết kế của hành lang chung hay lối đi cần phải có tối thiểu 2 lối thoát hiểm ở cầu thang. Toàn bộ thiết kế và số lượng lối thoát hiểm phải tuân thủ Tiêu chuẩn việt Nam: TCVN 6160:1996.

Hiện nay chỉ những tòa nhà cao tầng đạt được tiêu chuẩn phòng cháy chữa cháy thì các doanh nghiệp, công ty thuê văn phòng mới có thể xin giấy phép đăng ký kinh doanh.

2.6 Bố trí mặt bằng văn phòng phù hợp với quy định về PCCC

Bố trí mặt bằng văn phòng phù hợp với quy định PCCC là một trong những yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) cho tòa nhà văn phòng. Theo TCVN 2622:1995, việc bố trí mặt bằng văn phòng cần tuân thủ các quy định sau:

  • Tòa nhà cần có các diện tích trống trước các lối thoát hiểm ở tầng 1 (trệt) để đảm bảo an toàn khi sơ tán.
  • Các tòa nhà có thể không lắp đặt hệ thống chữa cháy tự động cho toàn bộ gian phòng với điều kiện các gian phòng đều được lắp đặt hệ thống báo cháy tự động cùng tất cả các thiết bị điện tử được bảo vệ bởi các thiết bị chữa cháy cục bộ.

Việc bố trí mặt bằng văn phòng phù hợp với quy định PCCC là trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý tòa nhà văn phòng

 

  • Các đường cáp trong không gian phòng phải được thực hiện bằng các phương pháp xây dựng.
  • Trường hợp tòa nhà kết hợp với khu trung tâm thương mại cần được cách ly với các mặt bằng tường và sàn không cháy để đáp ứng khả năng giới hạn chịu lửa ít nhất 45 phút.

Việc thực hiện đúng các quy định PCCC sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong tòa nhà văn phòng trong trường hợp xảy ra cháy nổ.

3. Một số nội quy an toàn khi thiết kế PCCC cho các tòa nhà cao tầng

1. Phòng cháy chữa cháy (PCCC) là trách nhiệm chung của tất cả cán bộ, công nhân viên và khách hàng khi có mặt tại công ty.

2. Để bảo vệ tính mạng và tài sản của mỗi cá nhân, đơn vị thiết kế cần khẳng định nghiêm cấm những hành động sau:

  • Nghiêm cấm việc sử dụng lửa không an toàn, hút thuốc trong khu vực cấm như kho hàng, khu sản xuất và các khu vực quy định cấm lửa.
  • Không được câu móc điện hoặc sử dụng điện không đúng cách. Việc sử dụng dây điện phải đảm bảo an toàn, tránh cắm trực tiếp vào ổ điện và không sử dụng dây đồng hoặc bạc làm cầu chì.
  • Cấm để chất dễ cháy ở gần cầu chì, táp-lô điện và đường dây điện.
  • Trong không gian văn phòng, không được lập bàn thờ hay thực hiện nghi lễ thờ cúng.

Nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản, các công ty thiết kế và thi công PCCC cần thực hiện nhiều nội quy

 

3. Cuối ngày làm việc, mỗi người cần kiểm tra và đảm bảo tắt hết thiết bị điện, đèn và quạt. Bảo vệ sẽ tiến hành kiểm tra lại toàn bộ sau giờ làm.

4. Mọi vật tư, hàng hóa trong kho cần được sắp xếp ngăn nắp, phân loại rõ ràng để thuận tiện kiểm soát và xử lý nhanh chóng nếu có sự cố cháy nổ.

5. Luôn giữ lối đi lại thông thoáng, không vật cản, đặc biệt là xung quanh các bình chữa cháy để chúng sẵn sàng sử dụng khi cần.

Việc thiết kế PCCC cho các tòa nhà cao tầng cần được thực hiện nghiêm ngặt, tuân thủ các quy định của pháp luật

 

6. Hút thuốc chỉ được thực hiện ở những khu vực đã được chỉ định, với việc xử lý tàn thuốc cẩn thận theo quy định.

7. Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ các thiết bị PCCC để chúng luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động hiệu quả.

8. Đơn vị thiết kế PCCC phải cam kết xây dựng một môi trường làm việc an toàn, lành mạnh, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định PCCC, với mục tiêu đảm bảo an toàn tối ưu cho mọi người và tài sản của công ty.

Việc tuân thủ các quy định về PCCC đối với văn phòng là trách nhiệm của chủ sở hữu, người quản lý tòa nhà văn phòng. Việc thực hiện đúng các quy định PCCC sẽ giúp đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong tòa nhà văn phòng trong trường hợp xảy ra cháy nổ.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất