Tín dụng bất động sản vẫn cần được kiểm soát chặt

23/09/2018 ,12:38
Mặc dù, tăng trưởng tín dụng cũng như khu vực cấp tín dụng đang trong tầm kiểm soát, song Ngân hàng Nhà nước lo ngại dòng vốn tín dụng vẫn chảy vào các lĩnh như cho vay mang tính rủi ro cao như đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS).

Tín dụng bất động sản vẫn cần được kiểm soát chặt

Tỷ lệ cho vay bất động sản vẫn cao

Theo thống kê tại các ngân hàng, hiện nay tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản thường ở mức dưới 10% tổng dư nợ. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều ngân hàng có tỷ lệ này vượt 10%, với dư nợ hàng chục nghìn tỷ đng.

Tính đến hết quý II, Sacombank đang có hơn 42.000 tỷ đng dư nợ cho vay các hoạt động liên quan kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn. Trong số này chủ yếu bao gm bất động sản và dịch vụ môi giới tư vấn bất động sản. Xét về tỷ trọng trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì hệ số này chiếm 17%. Đây cũng là một trong số ít nhà băng có tỷ lệ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vượt trên 10% tổng dư nợ hiện nay.

Hai nhà băng khác có tỷ lệ cho vay bất động sản vượt trên 10% là Kienlongbank và Techcombank cùng ở mức 12%. Với mức dư nợ chỉ khoảng 27.300 tỷ đng, Kienlongbank đang cho vay tổng cộng 3.263 tỷ đng trong lĩnh vực bất động sản, tăng tới 31% so với đầu năm. Còn tại Techcombank, tính đến hết tháng 6 nhà băng này dành hơn 20.000 tỷ đng để cho vay trong lĩnh vực bất động sản, xấp xỉ hi đầu năm.

Theo số liệu của NHNN, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay mảng này hiện chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế, thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.

Số liệu tình hình kinh tế xã hội tại Hà Nội 6 tháng đầu năm cho biết tín dụng bất động sản hiện vào khoảng 114.000 tỷ đng, chiếm 7,6% tổng dư nợ cho vay của thành phố (hơn 1,5 triệu tỷ), giảm 0,3 điểm % so với cùng kỳ. Trong khi đó, tỷ trọng tại TP.HCM hiện cũng đã giảm xuống mức 10,6%.

Nhiều lãnh đạo ngân hàng khác cũng cho biết đã có chủ trương nói “không” trong việc cung ứng tín dụng cho chủ đầu tư kinh doanh bất động sản mà tập trung vào cho vay cá nhân mua căn hộ. Một đại diện doanh nghiệp cho biết với tình hình thị trường bất động sản hiện nay, một số ngân hàng đã ngừng cho vay các dự án bất động sản mới từ lâu, chỉ giải ngân số ít cam kết cho vay cũ.

Cùng với các điều kiện tín dụng trong lĩnh vực này chặt chẽ hơn, mức lãi suất cũng được đẩy lên cao hơn so với lĩnh vực kinh doanh khác khiến dư nợ khó có thể tăng nhanh. Hiện lãi suất với lĩnh vực này tại các ngân hàng TMCP Nhà nước vào khoảng 10-11%/năm, trong khi đó, lãi suất tại khối ngân hàng cổ phần vào khoảng 12-13%/năm.

Kiểm soát chặt vẫn không thừa

Trong năm nay, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 17%, đng thời yêu cầu các ngân hàng kiểm soát chặt tăng trưởng tín dụng và hạn chế cho vay vào các lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán. NHNN cũng nâng hệ số rủi ro cho vay bất động sản từ 150% lên 250% và hạ tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn từ 60% xuống 45%. Đây là biện pháp trực tiếp nhằm kiểm soát tín dụng chảy vào lĩnh vực bất động sản, nơi cần ngun vốn trung và dài hạn rất lớn.

 

Mới đây, Chính phủ một lần nữa yêu cầu từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, linh hoạt, hỗ trợ thanh khoản hợp lý cho các tổ chức tín dụng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào bất động sản. NHNN cũng có chỉ thị về các nhiệm vụ trọng tâm của ngành 6 tháng cuối năm trong đó có yêu cầu các TCTD kiểm soát tốc độ và chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như dự án BOT, BT giao thông, bất động sản… Đng thời, sẽ thanh tra đột xuất các TCTD có tốc độ tăng cho vay cao vào bất động sản, chứng khoán, tiêu dùng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế thì các số liệu trên mới là số chính thức theo các chỉ tiêu báo cáo trong hệ thống. Trong khi nhiều khả năng việc cho vay kinh doanh BĐS, chứng khoán còn nằm ẩn trong dư nợ cho vay tiêu dùng mà đến nay chưa bóc tách được.

Theo các cơ quan quản lý, việc cấp tín dụng đối với lĩnh vực kinh doanh BĐS luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với NH, do pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực BĐS còn nhiều bất cập, đặc biệt là các quy định điều chỉnh đối với loại hình BĐS mới; đầu tư kinh doanh BĐS là kênh đầu tư có lợi nhuận kỳ vọng cao, dẫn đến hoạt động đầu cơ, thao túng giá thị trường; tình trạng mất cân đối cung cầu tại nhiều phân khúc thị trường BĐS, đặc biệt phân khúc nhà ở cao cấp, biệt thự đang có dấu hiệu thừa cung. Đã vậy tiến độ xử lý nợ xấu có tài sản bảo đảm là BĐS còn nhiều hạn chế, vướng mắc liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương.

Tin cùng danh mục

Tin mới nhất